Thông tin luận án
Ngày 27-05-2016
Thông tin luận án của NCS. Lê Tiến Hùng
Tên luận án: “Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số dòng/giống bưởi và biện pháp kỹ thuật cho dòng bưởi có triển vọng tại Thái Nguyên”.
Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 62.62.01.10.
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Ngô Xuân Bình;
2. GS.TS. Vũ Mạnh Hải.
Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm
Cơ sở đào tạo: Đại học Thái Nguyên
NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN
- Đánh giá được đặc điểm nông sinh học của 21 dòng, giống bưởi có triển vọng (4 giống bưởi trong nươc, 10 dòng tam bội, 7 dòng nhị bội);
- Đánh giá được ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật lai hữu tính và xử lý chochicine đến khả năng hình thành thể đa bội ở một số dòng, giống bưởi có triển vọng;
- Đánh giá được ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật sử dụng gốc ghép đến sinh trưởng của một số dòng, giống bưởi có triển vọng;
- Đánh giá được ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật sử dụng chất điều hòa sinh trưởng GA3 đến năng suất, chất lượng quả ở một số dòng, giống bưởi có triển vọng;
- Đánh giá được ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật sử dụng phân bón lá đến năng suất, chất lượng quả ở một số dòng, giống bưởi có triển vọng.
Các giống bưởi trong nước đều có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt tại điều kiện sinh thái tỉnh Thái Nguyên, trong một năm đều ra 4 đợt lộc, chủ yếu là lộc xuân chiếm tỷ lệ 67,5% đến 72,5% và ra khá tập trung. Tất cả các giống đã ra hoa, đậu quả, trong đó giống bưởi Đỏ và Da xanh có tỷ lệ đậu quả cao nhất (6,7 % - 9,23%), chất lượng quả đều đạt ở mức ngon và rất ngon. Đây là hai giống có nhiều triển vọng để phát triển ra xuất.
Các dòng bưởi tam bội có khả năng sinh trưởng, ra hoa, đậu quả khá tại Thái Nguyên. Trong đó lộc xuân chiếm tỷ lệ cao nhất, đạt giá trị từ 70,29% đến 83,38%. Các dòng đều ra hoa, đậu quả; Chất lượng quả ngon đến rất ngon. Các dòng tam bội thể hiện tiềm năng cho quả không hạt rất cao. Có hai dòng nổi trội nhất là XB-110 và XB-106.
Các dòng bưởi lai nhị bội đều ra 4 đợt lộc trong năm, trong đó đợt lộc xuân chiếm ưu thế đạt từ 73,54% đến 80,84%. Các dòng đều đã ra hoa và đậu quả, trong đó dòng TN2 và TN7 có tỷ lệ đậu quả cao nhất (5,0% - 6,7%); chất lượng quả rất ngon, ít hạt. Đây là hai dòng có nhiều triển vọng để phát triển thành giống tốt trong thời gian tới.
Việc sử dụng kỹ thuật lai hữu tính đã tạo ra các con lai rất phong phú, trong đó đáng chú ý là thể tứ bội đạt 3,5% (5 cây); Biện pháp kỹ thuật xử lý chochicine đã tạo ra tổng số là 31 cây tứ bội, dòng TN2 tạo được 18 cây chiếm tỷ lệ 58,06%, dòng TN7 tạo được 13 cây chiếm tỷ lệ 41,94% (với thời gian xử lý từ 6 - 24h, ở nồng độ 0,1- 0,05%). Cây tứ bội của cả hai dòng TN2 và TN7 đều có tốc độ sinh trưởng mạnh hơn so với cây nhị bội. Đây là nguồn vật liệu quý để phục vụ cho công tác cải thiện giống, tạo giống cam quýt tam bội không hạt, có chất lượng tốt.
Việc áp dụng bốn lần phun GA3 ở các giai đoạn trước khi hoa nở 10 ngày, khi hoa nở rộ, sau khi hoa nở 10 ngày và rụng quả sinh lý lần 1 ở nồng độ 50 ppm đối với dòng bưởi TN2 cho tỷ lệ đậu quả cao nhất (đạt 4,24%), cao hơn đối chứng (phun nước lã, đạt 1,23%) rất rõ rệt.
Việc phun phân bón lá (theo khuyến cáo của nhà sản xuất) có ảnh hưởng tới năng suất quả của dòng bưởi TN2, trong đó phun phân bón qua lá Yogen và phân bón Thanh Hà, KH trên nền là 50 kg phân hữu cơ + 500 g N + 375 g P2O5 + 500 g K2O làm tăng năng suất quả, với phân bón lá Yogen làm tăng năng suất quả là 21,4%; với phân bón Thanh Hà, KH làm tăng năng suất quả là 24,07%.
Các dòng bưởi ghép trên gốc bưởi tiếp hợp và sinh trưởng tốt hơn các dòng này ghép trên gốc chấp. Gốc ghép 3 tuổi có khả năng tiếp hợp và sinh trưởng cành ghép tốt hơn gốc ghép 1 tuổi. Dòng XB-106 là dòng cho kết quả ghép tốt nhất. Tổ hợp ghép tốt nhất là dòng XB -106 ghép trên gốc bưởi chua 3 tuổi vào vụ xuân.
KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
* Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
- Các dòng /giống bưởi được xác định là có triển vọng sẽ được xây dựng mô hình ở quy mô hợp lý, sau đó nếu đánh giá tốt sẽ nhân ra diện rộng;
- Biện pháp kỹ thuật có ý nghĩa trong việc tác động đúng thời kỳ của cây giúp nâng cao năng suất, chất lượng quả cây cam quýt sẽ được chuyển giao vào sản xuất tại Thái Nguyên và một số vùng khác có điều kiện tương tự;
- Các vật liệu được tạo ra từ kết quả của kỹ thuật lai hữu tính và xử lý chochicine (các cây tứ bội) là nguồn vật liệu quý phục vụ cho việc cải thiện giống, chọn tạo giống mới (tam bội) có chất lượng cao, cho quả không hạt;
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ bổ sung những tư liệu khoa học về đặc điểm sinh học liên quan đến một số dòng/giống bưởi triển vọng trồng tại Thái Nguyên, góp phần làm phong phú thêm kho tư liệu về cây cam quýt nói chung ở Việt Nam; là tài liệu tham khảo có ý nghĩa trong công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học về cây cam quýt.
* Những vấn đề bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu:
Nghiên cứu cơ chế của quá trình tạo quả không hạt và khả năng tăng năng suất, chất lượng quả của cây bưởi để áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp.
INFORMATION OF DOCTORAL DISSERTATION
Ph.D candidate: Le Tien Hung
Dissertation title: Study on the agro-biological characteristics of some pummelo lines /cultivars and cultivation techniques for high promising pummelo lines at Thai Nguyen.
Speciality: Crop Science
Code: 62.62.01.10.
Scientific Supervisors:
- Assoc. Prof. Ngo Xuan Binh, Ph.D
- Prof. Vu Manh Hai, Ph.D
Training institution: College of Agriculture and Forestry, Thai Nguyen University
NEW SCIENCTIFIC FINDING
- Have been determined the agro-biological characteristics of high promising pummelo lines/cultivars (4 domestic cultivars, 10 triploid lines and 7 diploid lines);
- Have been determined the effect of sexual crossing and colchicine treatment to the formation of polyploidy in some promising pummelo line;
- Have been determined the effect of different rootstock to the growth of some promising pummelo lines/cultivars;
- Have been determined the effect of spray GA3 to the fruit productivity of some promising pummelo lines/cultivar;
- Have been determined the effect of leaf applied fertilizers to the fruit productivity of some promising pummelo lines/cultivar.
The domestic pummelo cultivars have ability of good growth and development at the Thai Nguyen ecological condition, within a year pummelo have 4 times of bud growth, which are mainly spring buds growth obtained 67,5% -72,5% and budding in timely concentrated. All examined pummelo have obtained flowering and fruit set, of which, the Do pummelo and Da Xanh pummelo have high rate of fruit set (6,7%-9,23%), the fruit quality all at good and very good level. These 2 cultivars are high promising for fruit production at Thai Nguyen ecological condition.
The triploid pummelo lines have ability of growth, flowering and fruit set at Thai Nguyen area, of which the spring buds obtained highest rate in the year (70,29%-83,38%). All examined triploid pummelo lines have fruit quality at good level. The triloid pummelo have high ability of seedless fruit, 2 lines are at high promising as XB-110 and XB-106.
The diploid lines have 4 times of bud growth in a year, which are mainly spring buds growth obtained 73,54% -80,84% and budding in timely concentrated. All examined diploid pummelo have obtained flowering and fruit set, of which, the TN2 and TN7 pummelo have high rate of fruit set (5,0%-6,7%) the fruit quality all are very good level. These 2 cultivars are high promising to be production cultivars in near future.
Use of sexual crossing that resulted in plentiful hybrid offspring, of which the meaningful obtainment are 5 tetraploid trees (3,5%). Use of colchicine treatment produced total 31 tetraploid trees, TN2 have 18 trees (58,06%), TN7 have 13 trees (42,94%) (with time of treatment from 6-24 hours at colchicine concentration of 0,1-0,05%). The tetraploid of 2 lines TN2 and TN7 were good growth to compare with mother diploid lines. These are important material in breeding program for selection of triploid plants that produce seedless fruits.
Application of 4 times spray GA3 at period of 10 days before flowering, duration of flowering, and at first time of regular fruit drop (GA3 concetration of 50 ppm) for TN2 pummelo line that produced highest rate of fruit set as 4,2%, to compare with non-spray GA3 (1,23%).
Application of lead applied fertilizer have effected to the fruit production of TN2, of which Yogen fertilizer have improved fruit production to 21,4%; Thanh Ha and KH fertilizer have improved fruit production to 21,4% and 24,07% respectively.
Use of pummelo rootstock for sour pummelo obtained better growth to compare with lime rootstock. The 3 years-old rootstock produce better growth of grafted branch than 1 year-old rootstock. The XB-106 line grafted on 3 years-old sour pummelo have highest ability of growth.
PRACTICAL APPLICABILITY AND ISSUES NEEDING FOR FURTHER STUDIES
* Practical applicability:
- Promising pummelo lines/cultivars will continue to select for production, at first it need to build up a demonstration pilot, then to cultivate at larger scale for higher production.
- Result of study cultivation techniques have meaningful achievement that can be able to apply to improve fruit production and fruit quality, these will be transfer to the Thai Nguyen area and others.
- The material produced from sexual crossing, colchicines treatment (tetraploid plants) are as importance plant materials for breeding program to produce triploid cultivar that are seedless fruits.
- Results of this research will add as scientific material on biological characteristic in relation to the promising pummelo lines/cultivars at Thai Nguyen and others. This play an important role to provide knowledge and fact application on citrus in Vietnam; are the references materials for research, education and agriculture extension.
* Issues needing for further studies:
It is necessary to continue the study on the mechanism of seedless fruit production, the ability of fruit production/fruit quality improvement so that can be able to apply the suitable cultivation technique for higher production.