Thông tin luận án

Ngày 16-03-2017

Thông tin luận án của NCS. Hoàng Thị Thao

THÔNG TIN LUẬN ÁN CỦA NCS. HOÀNG THỊ THAO

 

Tên đề tài luận án: “Nghiên cứu tạo cây đậu xanh chuyển gen có khả năng kháng mọt”.

Chuyên ngành: Di truyền học

Mã số: 62 42 01 21

Họ tên nghiên cứu sinh: Hoàng Thị Thao

Khóa đào tạo: 2012- 2016

Người hướng dẫn khoa học: 

1. GS.TS. Chu Hoàng Mậu

2. PGS.TS. Nguyễn Vũ Thanh Thanh

Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên

Cơ sở đào tạo: Đại học Thái Nguyên.

 

NHỮNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MỚI CỦA LUẬN ÁN

1. Gen VrPDF1 (DNA) phân lập từ hai giống đậu xanh có khả năng kháng mọt khác biệt nhau có 356 bp, cấu trúc bởi 2 exon và 1 intron xen giữa (128 bp); gen VrPDF1 (cDNA) có 228 bp mã hóa 75 amino acid.

2. Protein tái tổ hợp rVrPDF1 được biểu hiện trên cây thuốc lá chuyển gen có khối lượng phân tử khoảng 10 kDa đã biểu hiện chức năng ức chế hoạt động của α-amylase của ruột ấu trùng mọt đậu xanh.

3. Tạo được các dòng đậu xanh chuyển gen và biểu hiện thành công protein tái tổ hợp rVrPDF1 ở thế hệ T1. Chứng minh được protein tái tổ hợp rVrPDF1 biểu hiện ức chế a-amylase của ấu trùng mọt. Hiệu suất ức chế a-amylase ở hai dòng chuyển gen DX1-3 và DX1-7 tăng 166,40 % và 178,19% so với cây không chuyển gen.

 

NHỮNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN

 BỎ NGỎ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

Khả năng ứng dụng:

Dịch chiết chứa VrPDF1 tái tổ hợp từ cây thuốc lá và cây đậu xanh chuyển gen có khả năng ức chế a-amylase của ruột ấu trùng mọt đã góp phần giải quyết cơ sở lý luận của việc cải thiện khả năng kháng mọt của đậu xanh bằng kỹ thuật tăng cường biểu hiện gen VrPDF1 trong cây chuyển gen.

Những kết quả bước đầu về tạo cây đậu xanh chuyển gen đã mở ra triển vọng ứng dụng mới trong mục đích nâng cao khả năng kháng các strees biotic của cây đậu xanh ở Việt Nam.

Những vấn đề còn bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu:

Tiếp tục phân tích sự biểu hiện chức năng sinh học của gen chuyển VrPDF1 ở các dòng cây đậu xanh chuyển gen qua các thế hệ T1, T2, T3 ... nhằm chọn tạo được các dòng cây đâu xanh chuyển gen ổn định về khả năng kháng mọt.

 

INFORMATION OF DOCTORAL DISSERTATION

Dissertation tittle: “Research on creation of transgenic mungbean plants having  resistance to weevils”.

Speciality: Genetics

Code:62 42 01 21

Ph.D. Candidate: Hoang Thi Thao 

Training Course: 2012 - 2016

Supervisors:

1. Prof. Chu Hoang Mau,  Ph.D.

2. Assoc. Prof. Nguyen Vu Thanh Thanh,  Ph.D.

Training unit: College of Education

Training Institution: Thainguyen University

THE NEW SCIENTIFIC FINDINGS

1. The VrPDF1 gene (DNA) isolated from two mungbean cultivars with resistance to different weevils has 356 bp, including two exons and one intron in the middle with 128 bp. The VrPDF1 gene (cDNA) has 228 bp encoding for 75 amino acids.

2. The VrPDF1 recombinant protein was successfully expressed in transgenic tobacco plants, which its about 10 kDa in molecular weight. It expressed the inhibitive effect on mungbean weevil larvae’s α-amylase activity.

3. The transgenic mungbean lines have been generated and the rVrPDF1 recombinant protein was successfully expressed in T1 generation. The inhibitive effect on mungbean weevil larvae’s α-amylase activity has been demonstrated. The inhibitive effect of amylase in two transgenic lines  DX1-3 and DX1-7 increased by 166.40% and 178.19% respectively compared to non-transgenic plants.

 

APPLICATIONS IN PRACTICE AND THE NEEDS FOR FURTHER STUDIES

The practical applications:     

Recombinant protein rVrPDF1 extracts from seeds of transgenic tobacco and mungbean plants can inhibit weevil larvae’s α-amylase activity. The results findings  are theoretical basis for improving resistance to weevils by overexpression of VrPDF1 gene in transgenic plants.

The initial results of creating transgenic mungbean plants have opened up the prospect of new applications to improve biotic stress tolerance of mungbean plants in Vietnam.

Further studies needed

We suggest continuing analysis of transgenic mungbean lines through the generations T1, T2, T3... to select and create the transgenic mungbean cultivars having the stability of resistance to weevils.

 

Nguồn: Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên.

Các bài liên quan