Thông tin luận án

Ngày 23-03-2017

Thông tin luận án của NCS. Nguyễn Thị Hải Anh

TRANG THÔNG TIN LUẬN ÁN

CỦA NGHIÊN CỨU SINH NGUYỄN THỊ HẢI ANH

 

Tên luận án: Loại hình tự sự trong văn học dân tộc Thái

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Mã số: 62.22.01.21

Họ và tên NCS: Nguyễn Thị Hải Anh

Khóa đào tạo: 2013 - 2016

Người hướng dẫn khoa học:

1. GS.TS. Nguyễn Xuân Kính

2. PGS.TS. Đào Thủy Nguyên

Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên

 

NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN

1. Luận án đã chỉ ra được diện mạo của loại hình tự sự trong văn học dân tộc Thái, qua đó, góp một cái nhìn tổng quan, hệ thống về loại hình văn học này trong tiến trinh lịch sử từ cổ truyền đến hiện đại.

2. Luận án đã chỉ ra được tính kế thừa trong việc phát huy bản sắc dân tộc của văn học Thái hiện đại - một yếu tố rất quan trọng làm nên giá trị, bản sắc của nền văn học mỗi dân tộc. Trên cơ sở lựa chọn và phân tích những vấn đề cơ bản về cảm hứng nghệ thuật, cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện và ngôn ngữ, luận án, một mặt, đã chỉ ra những yếu tố bảo lưu bền vững, tính kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa, văn học cổ truyền của loại hình tự sự hiện đại, mặt khác, đã chỉ ra những điểm khác biệt của hai dòng văn học. Bên cạnh đó, ở một mức độ nhất định, trên cơ sở phân tích, so sánh, luận án cũng chỉ ra được những điểm tương đồng và khác biệt cơ bản của loại hình tự sự văn học dân tộc Thái so với các tác phẩm cùng loại hình của các dân tộc khác ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Đó chính là những chỉ dấu quan trọng trong việc khẳng định giá trị, bản sắc của loại hình tự sự văn học dân tộc Thái trong hành trình vận động, phát triển của nền văn học các dân tộc thiểu số nói riêng, văn học Việt Nam nói chung.

3. Luận án đã khái quát và đưa ra được cái nhìn tổng quan, hệ thống về tình hình sưu tầm, nghiên cứu về loại hình tự sự văn học Thái.

4. Trên cơ sở làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản về môi trường địa – văn hóa, luận án đã nhận diện và chỉ ra được sự ảnh hưởng, tác động của yếu tố này tới sự hình thành nhân cách, bản lĩnh sáng tạo nghệ thuật cũng như truyền thống văn hóa, văn học của dân tộc Thái ở Việt Nam

5. Bên cạnh việc chỉ ra những đặc điểm chung của loại hình, luận án cũng đã thể hiện được những đặc trưng riêng của từng thể loại trong loại hình.

 

KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN,

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

 

Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Những kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở cho việc khẳng định, tôn vinh và khuyến khích sự phát triển của một nền văn học đã có nhiều đóng góp cho nền văn học các dân tộc thiểu số nói riêng và văn học Việt Nam nói chung.

Những kết quả nghiên cứu của luận án có giá trị thực tiễn trong việc nghiên cứu, giảng dạy văn học dân gian và văn học viết dân tộc Thái nói riêng, văn học các dân tộc thiểu số nói chung trong trường học các cấp ở Việt Nam.

Những kết quả nghiên cứu của luận án cũng sẽ góp phần vào việc bảo tồn và phát huy vốn văn hoá văn học của các dân tộc thiểu số.

Những vấn đề còn bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu:

Nghiên cứu các thể loại khác của loại hình để có được cái nhìn toàn diện về bộ phận văn học quan trọng này trong nền văn học dân tộc Thái.

Nghiên cứu, làm rõ mối quan hệ giữa nền loại hình tự sự dân gian dân tộc Thái ở Việt Nam với loại hình tự sự văn học dân gian dân tộc Thái ở các quốc gia khác trong khu vực.

 

INFORMATION ON RESEARCH RESULTS OF DISSERATATION

OF PH.D CANDIDATE NGUYEN THI HAI ANH

 

Dissertation title: Narrative form in Thai ethnic group’s literature

Major: Vietnamese Literature

Code: 62.22.01.21

Name of PhD candidate: Nguyen Thi Hai Anh

Course year: 2013 - 2016

Supervisors:

1. Assoc. Prof. Nguyen Xuan Kinh, Ph.D

2. Assoc. Prof. Dao Thuy Nguyen, Ph.D

Training institution: Thai Nguyen University of Education.

 

NEW FINFINGS OF DESSERTATION

1. The dessertation has pointed out the face of narrative forms in Thai ethnic group’s literature, thereby, contributed an systematic overview, of this type of literature through the history process from the ancient to the present.

2. The dessertation has pointed out the inheritance in promoting the national cachet of modern Thai literature - a crucially important factor making up the value, the cachet of each ethnic group’s literature. On the basis of selection and analysis of the basics of artistic inspiration, the plot, the characters, the narrator and language, the dessertation, on one hand, has pointed out the factors of sustainable reserves, inheritance and promotion of cultural values, traditional literary forms of modern narrative forms. On the other hand the research has pointed out the differences of the two lines of literary. Besides, at a certain scale, on the basis of the analysis and comparison, the dissertation also points out the similarities and basic differences of Thai ethnic group’s narrative form compared with those of other groups of the same type in Vietnam and in the world. These are important indicators in asserting the value and cachet of the Thai’s narrative form on the journey of mobilization and development of the literature of ethnic minorities in particular, of Vietnamese literature in general.

3. The desertation has generalized and provided an systematic overview on the collection and study of  the Thai’s narrative forms.

4. By clarifying the basic issues about geographic-cultural environment, the desertation has pointed out the effects and the impacts of this factor to the formation of the personality, artistic creativity capacity as well as cultural and literary tradition of Thai ethnic group in Vietnam.

5. Beside pointing out the common characteristics of its kind, the dissertation has figured out the distinctive characteristics of each category in this kind.

 

APPLICABILITY IN REALITY

SOME SUGGESTIONS FOR FURTHER STUDY

 

Applicability in reality:

The research results of the dissertation are the basis for the assertion, honor and encourage the development of the literature which has made many contributions to the literature of ethnic minorities in particular and Vietnamese literature in general.

The results of the dissertation have practical values in research, the teaching of Thai’s folklore and written literature in particular and literature of ethnic minorities in general in schools at all levels in Vietnam.

The dissertation also contributes to the preservation and promotion of culture and literature of the ethnic minorities.

Some suggestions for further study:

          It is suggested to study other categories of this form to get a comprehensive view of this important literary part in Thai ethnic literature.

It is recommended to research and clarify the relationship between this Thai’s kind of folklore narrative form in Vietnam with those of Thai peoples in other countries in the region.

 

Nguồn: Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên.

 

Các bài liên quan