Thông tin luận án của NCS Vi Thị Thanh Thủy (05/01/2010)

11:23 | 05/01/2010

Đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học và biện pháp kỹ thuật đối với giống vải Hùng Long tại Thái Nguyên”

Chuyên ngành: Trồng trọt

Mã sỗ: 62.62.01.01

Họ và tên cán bộ Hướng dẫn:

1. PGS.TS. Ngô Xuân Bình

2. GS.TS. Nguyễn Thế Đặng

Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Nông lâm

Cơ sở đào tạo: Đại học Thái Nguyên.

 

NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN

Giống vải Hùng Long có khả năng sinh trưởng tốt ở điều kiện khí hậu của Thái Nguyên. Một năm vải ra 4 đợt lộc là xuân, hè, thu, đông, các đợt lộc có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Lộc thu là cành mẹ quan trọng của cành mang hoa, mang quả của vụ xuân năm sau. Nếu đợt lộc thu thành thục sớm khả năng phát sinh lộc đông là rất lớn do vậy cần có các biện pháp kỹ thuật khống chế thời gian ra lộc.

Với hệ số tương quan r = 0,82, tuổi cành mẹ có tương quan chặt đến năng suất của cành quả. Năng suất đạt cao nhất khi tuổi cành mẹ từ 3,5 - 4 tháng tuổi.

Nguồn hạt phấn khác nhau có ảnh hưởng đến năng suất vải Hùng Long. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài nguồn hạt phấn của cây vải nhỡ là nguồn hạt phấn thích hợp đối với vải Hùng Long. Do vậy có thể lựa chọn cây vải nhỡ trồng xen với vải Hùng Long để bổ sung nguồn hạt phấn.

 Cắt tỉa 20 % số đầu cành có tỷ lệ cành mang hoa hoàn toàn đạt 41,21 % trong khi cắt tỉa theo phương pháp truyền thống chỉ đạt 23,84 %, năng suất tăng 27,25 % so với đối chứng.

Khoanh cành có tác dụng nâng cao tỷ lệ C/N, tăng tỷ lệ các chùm hoa không có lá, giảm tỷ lệ cành dinh dưỡng và số chùm hoa có lá. Công thức khoanh cành vào giữa tháng 11 cho năng suất cao hơn đối chứng 39,62 %. Khoanh cành vào giữa tháng 11 chỉ nên áp dụng đối với các cây vải có đợt lộc thu thành thục vào cuối tháng 9.

Cắt tỉa, phun GA3 nồng độ 50ppm kết hợp phân bón dinh dưỡng qua lá Yogen-N02 hoặc phân vi lượng kết hợp (ZnS04.7H20 1%+H3B03.5H20 0,05%) làm tăng năng suất ở cả hai nhóm vải xuất hiện đợt lộc thu sớm và lộc thu muộn. Nhóm lộc thu sớm năng suất tăng từ 94,93-144,33%, nhóm lộc thu muộn năng suất tăng 31,57-35,09% so với đối chứng (nhóm vải ra lộc thu sớm phải kết hợp biện pháp khoanh cành).

Ghép thay tán giống vải Hùng Long trên giống vải Thanh Hà có thể tiến hành vào vụ xuân hoặc vụ thu. Áp dụng phương pháp ghép trực tiếp hoặc ghép trên mầm tái sinh đối với vườn vải còn ít tuổi.Vườn vải đã trồng lâu năm nên áp dụng phương pháp ghép thay tán trên mầm tái sinh.

 

TITLE OF DISSERTATION

Study on some agro-biological characteristics and the technical process to Hung Long litchi in Thai Nguyen”

THE NEW SCIENTIFIC FINDINGS

Hung Long litchi cultivar has been able to well growth at Thai Nguyen climate condition. In one year, bud sprouting of Hung Long litchi has been divided four times on Spring, Summer, Autumn and Winter seasons, these were close relationship one another. Autumn branches were important mother branches to produce flowers and fruit bearing branches in the following Spring season. If the autumn buds were in early sprouting, it could be a high potential of rising for winter buds, this is therefore being necessary for technical application in preventing the winter bud formation. 

Year-age of mother branches were tightly correlation to fruit yield of fruit bearing branches (the correlation coefficient r = 0.82). Maximum of fruit yield has obtained when mother branches were at 3.5 - 4 months old.

Pollen resources have significantly effected to fruit yield of Hung Long litchi. Within scope of this research, pollen grains of “middle ripening litchi” was the most suitable pollen resource for Hung Long litchi. It is considerably to select “middle ripening litchi” cultivar in intercropping with Hung Long litchi for providing further pollen resource.

Pruning 20 % total number of branches has resulted in 41.21 total of branches with completely bearing flowers, where as conventional pruning technique obtained only 23.84 %, fruit yield increased 27.35 % to compare with conventional method.

Girdling technique increased rate of C/N, increasing number of flower clusters without leaves, reducing rate of vegetative branches and number of flower clusters mixed by leaves. Application of girdling at middle of November obtained higher fruit yield than control formula as 39.62 %.

Pruning, spraying GA3 in combination with leaves-applied-fertilizers (Yogen-N02) or micro-elements-fertilizers (ZnS04.7H20 1 % + H3B03.5H20 0,05 %) increased fruit yield at both groups (early Autumn buds and late Autumn buds) as were 94.93 – 144.33 % and 31.57 – 35.09 % (respectively) higher than control.

Thanh Ha Litchi cultivar could be able being used as root stock in grafting with Hung Long litchi during Spring or Autumn season. Application of direct top-grafting method on branches or regenerative buds of young Thanh Ha litchi used rootstock (3 - 4 years old). Whereas, with older rootstock (over 5 years old), it could be able to apply the method of top-grafting on regenerative buds.

Các bài liên quan