Thông tin luận án

Ngày 13-03-2019

Thông tin luận án của NCS. Vũ Ngọc Tú

TRANG THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ

 

Tên đề tài luận án tiến sĩ: "Nghiên cứu sự biến động của vi sinh vật có ích trong đất và sâu hại chính dưới tác động của bón phân hữu cơ vi sinh và một số biện pháp kỹ thuật canh tác trên giống chè LDP1 tại Phú Thọ".

Ngành: Sinh thái học

Mã số: 9420120

Họ và tên NCS: Vũ Ngọc Tú

Người hướng dẫn khoa học:

1. PGS. TS Nguyễn Văn Toàn

2. PGS. TS Lê Tất Khương

Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên


NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN

    1. Bón phân hữu cơ vi sinh làm tăng số lượng vi khuẩn tổng số, xạ khuẩn tổng số, tăng sự đa dạng của vi sinh vật đất như vi khuẩn, xạ khuẩn và nấm men sinh màng nhày và tăng chất lượng đất trồng chè. Ngoài ra, sử dụng phân hữu cơ vi sinh làm giảm số lượng rầy xanh và bọ trĩ trên cây chè.

    2. Sử dụng tế guột làm vật liệu tủ gốc (30 tấn/ha/năm) dẫn đến tăng số lượng vi khuẩn tổng số. Trong khi đó, sử dụng cành lá chè sau đốn làm vật liệu tủ gốc, số lượng xạ khuẩn và nấm tổng số cao hơn so với sử dụng tế guột để tủ gốc.

    3. Áp dụng phương thức hái chè bằng máy giúp tăng năng suất chè và giảm mật độ của một số sâu hại (rầy xanh, bọ trĩ và bọ xít muỗi) trên chè.

    4. Sử dụng cây che bóng trên nương chè góp phần làm giảm mật độ của một số sâu hại chè (rầy xanh, bọ trĩ và nhện đỏ). Ngoài ra, trồng cây che bóng cho chè góp phần làm tăng năng suất chè LDP1 từ 6,6-7,0%.

       

      CÁC ỨNG DỤNG, KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN HOẶC

      NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN BỎ NGỎ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

       

      Các ứng dụng, khả năng ứng dụng trong thực  tiễn

            Các kết quả nghiên cứu của luận án hoàn toàn có thể áp dụng trong sản xuất chè để cải thiện chất lượng đất trồng chè và nâng cao năng suất, chất lượng nguyên liệu chè búp tươi giống chè LDP1. Bón phân hữu cơ vi sinh ở mức 3 tấn/ha/năm sẽ làm tăng chất lượng đất trồng chè. Bón bổ sung 30% (1.600 kg/ha/năm) phân hữu cơ vi sinh làm giảm số lượng rầy xanh và bọ trĩ, giúp cây chè sinh trưởng, phát triển tốt. Có thể sử dụng vật liệu tủ gốc là tế guột (30 tấn/ha/năm) để cải tạo đất và áp dụng phương thức hái chè bằng máy để giảm mật độ một số sâu hại chính và tăng năng suất chè.

      Những vấn đề còn bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu

      - Tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng của việc bón phân hữu cơ vi sinh đến sự biến động của các vi sinh vật có ích trong đất trong khoảng thời gian dài hơn 240 ngày để có thể theo dõi biến động giảm của vi sinh vật, từ đó có cơ sở để khuyến cáo thời điểm bón phân hợp lý trong sản xuất chè.

      - Tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng của các vật liệu tủ gốc đến sự biến động của vi sinh vật có ích trong đất với khoảng thời gian >270 ngày để quan sát được biến động tăng, giảm của vi sinh vật sau khi tủ gốc.

       

      INFORMATION OF DOCTORAL DISSERTATION

      Dissertation title:Study the variations of beneficial microorganisms in soil and pests on LDP1 tea plants in PhuTho province under the impact of microbial organic fertilizer and some farming techniques.

      Speciality: Ecology 

      Code: 9420120

      Ph.D. Candidate: Vu Ngoc Tu

      Scientific Supervisors:

      1.Assoc. Prof. Dr Nguyen Van Toan

      2. Assoc. Prof. Dr Le Tat Khuong

      Training Institution: University of Education - Thai Nguyen University


      NEW SCIENTIFIC FINDINGS OF THE DISSERTATION 

      1. Using microbial organic fertilizer increased the number of bacteria, the number of actinomycetes, the diversity of soil microorganisms and the quality of tea soil. In addition, applying microbial organic fertilizer reduces the number of green leaf hoppers and thrips on tea plants.

      2. Mulching with Guot (30 tons/ha/year) increased the number of bacteria. Meanwhile, the number of actinomycetes and fungi is higher when mulching by tea tree wastes in comparison with mulching by Guot.

      3. Applying mechanical plucking increases tea yield and reduces the the density of some pests on tea plants (green leaf hoppers, thrips and tea mosquito bug).

      4. Using shade trees on tea fields reduces the density of some pests such as green leaf hoppers, thrips and red spider mite. In addition, planting shade trees for tea increases the LDP1 yield by 6.6-7.0%.

       

      APPLICATIONS IN PRACTICE AND

      RECOMMENDATIONS FOR FURTHER STUDIES


      1. Practical applications of the research results

      The research results of the thesis can be applied in tea production to improve the quality of tea soil and increase the productivity and quality of LDP1tea shoots. Appling microbial organic fertilizer at 3 tons/ ha/year increases the quality of soil. Supplementing 30% of microbial organic fertilizer (1600 kg/ha/year) reduces the number of green leaf hoppers and thrips while the tea plants grow and develop well. Guot can be used (30 tons/ha/year) to improve soil and applying mechanical plucking reduces the density of some pests and increases tea yield.

      2. Recommendations for further studies:

      - Study the effect of microbial organic fertilizer on the variations of beneficial microorganisms in soil during a longer period of 240 days to be able to monitor the decrease of microorganisms, hence recommending suitable time for the application of microbial organic fertilizer in tea production.

      - Study the effect of mulch materials on the variations of beneficial microorganisms in soil during a longer period of 270 days to observe the increase and decrease of microorganisms after mulching.

       

      Nguồn: Trường Đại học Sư Phạm – Đại học Thái Nguyên.

      Các bài liên quan