Thông tin luận án

Ngày 08-04-2014

Thông tin luận án của NCS Nguyễn Công Hoan

Tên luận án: Nghiên cứu sinh trưởng và cấu trúc làm cơ sở khoa học đề xuất biện pháp kỹ thuật góp phần kinh doanh rừng trồng Tếch (Tectona grandis L. f.) tại Sơn La

Chuyên ngành: Lâm sinh

Mã số: 62.62.02.05

Họ và tên Nghiên cứu sinh: Nguyễn Công Hoan

Khóa đào tạo: 2009 - 2012

Cán bộ hướng dẫn khoa học:

1. GS. TS. Vũ Tiến Hinh, Trường Đại học Lâm Nghiệp

2. PGS. TS. Nguyễn Văn Sinh, Viện Sinh thái và Tài Nguyên sinh vật.

Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm

Cơ sở đào tạo: Đại học Thái Nguyên

NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN

1. Mật độ hiện tại rừng trồng Tếch dao động từ 550 - 1.220 cây/ha. Các lâm phần hoàn toàn chưa được áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, tỉa thưa đồng bộ.

2. Quy luật phân bố N/D1.3, N/Hvn tồn tại dạng đường cong một đỉnh lệch trái được mô phỏng bằng hàm Weibull. Giữa chiều cao và đường kính thân, đường kính tán và đường kính thân tồn tại mối quan hệ chặt chẽ.\

3. Sinh trưởng, tăng trưởng rừng trồng Tếch tăng nhanh trong những năm đầu (từ 2 - 7 tuổi) sau đó chậm dần. Tuổi tiến hành khai thác chính trong khoảng từ 25 - 27 năm.

4. Tổng sinh khối rừng trồng Tếch dao động từ 89,76 - 110,76 tấn/ha tùy theo cấp đất.

5. Tổng lượng các bon tích lũy rừng trồng Tếch dao động từ 45,59 - 56,22 tấn/ha, trong đó chủ yếu tập trung ở tầng cây cao, chiếm 95,48 - 95,55 %, tầng thảm mục chiếm 2,73 - 3,18 % và trong cây bụi, thảm tươi chiếm 1,33 - 1,70 %.

6. Xác định được biện pháp kỹ thuật cho rừng trồng Tếch tại Sơn La như sau:

-   Mật độ trồng ban đầu là 2.500 cây/ha, cự ly trồng 2 x 2 m.

-   Trồng rừng theo mô hình Nông lâm kết hợp trong 2 - 3 năm đầu.

-   Phải chăm sóc rừng trồng trong 3 năm đầu.

 

KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN VÀ VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

 * Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

-    Kết quả nghiên cứu của luận án đã góp phần làm sáng tỏ đặc điểm cấu trúc, sinh trưởng, tăng trưởng, sinh khối và tích lũy các bon cho rừng trồng Tếch ở các tỉnh Miền Bắc nói chung và ở Sơn La nói riêng.

-    Kết quả nghiên cứu của luận án làm cơ sở khoa học cho đề xuất biện pháp kỹ thuật trong kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La và là tài liệu tham khảo có giá trị cho các nghiên cứu khoa học liên quan tiếp theo.

* Những vấn đề còn bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu:

-   Cần có những hướng nghiên cứu tiếp theo để lập được bảng tra sinh khối và tích lũy các bon cho rừng trồng Tếch tại Sơn La.

-   Tiếp tục nghiên cứu khả năng tích lũy các bon trong đất dưới rừng trồng Tếch.

-   Tính được lợi nhuận chủ rừng được hưởng từ dịch vụ chi trả môi trường rừng.

 

INFORMATION OF DOCTORAL DISSERTATION

The title: Study on growth and structure of plantation of Teak (Tectona grandis L. f.) in Son La province to create scientific basis for proposing silvicultural measures for its management.

Speciality: Silviculture

Code: 62.62.02.05

PhD. Candidate: Nguyen Cong Hoan

Training course: 2009 - 2012

Scientific Supervisors:                

1. Prof. Vu Tien Hinh, PhD., Vietnam Forestry University

2. Assoc. Prof. Nguyen Van Sinh, PhD., Institute of  Ecology and Biological Resources

Training institution: College of Agriculture and Forestry, Thai Nguyen university

 

THE NEW SCIENTIFIC FINDINGS

1. Current density of the Teak plantation varies between 550 - 1.220 trees/ha. No silvicultural measures (tending, thinning) have been applied.

2. Distribution of N/D1.3 and N/Hvn has the form of one peak left-skewed curve and has been simulated by Weibull function. There exist tight correlation between height and stem diameter and between crown diameter and stem diameter.

3. Growth of Teak plantation is increasing fast in the first years (from 2 to 7) then decreasing gradually. Main exploitation age is between 25 - 27 years.

4. Total biomass of Teak plantation varies between 89,76 - 110,76 ton/ha depending on soil group.

5. Total accumulated carbon of Teak plantation varies between 45,59 - 56,22 ton/ha and is mainly concentrated in tree layer that comprises 95,48 - 95,55%, the forest floor litter comprises 2,73 - 3,18%, and the understory layer comprises 1,33 - 1,70%.

6. The technical measures have been defined for Teak plantation in Son La as followings:

-   Initial planting density is 2.500 individuals/ha, planting distance is 2 x 2 m.

-   Application of agroforestry model in the first 3 - 4 years.

-   Tending in the first 3 years.

 

PRACTICAL APPLICABILITY AND THE NEEDS FOR FURTHER STUDIES

* Practical applicability:

-   The research results of the dissertation have contributed to clarification of the characteristics of the structure, growth, biomass and carbon accumulation of the Teak plantations in the North of Vietnam in general and in Son La province in particular.

-   The research results of the dissertation is the scientific basis for proposing silvicultural measures for management of Teak plantations in Son La province and valuable reference literature for the next related scientific.

 * Opening issues for further study:

-   Study to create biomass and carbon accumulation tables for Teak plantation in Son La province.

-   Study the carbon accumulation in the soil under Teak plantation.

-   Calculation of benefit for the forest owner from payment for forest environment services.

Các bài liên quan