Thông tin luận án

Ngày 08-08-2014

Thông tin luận án của NCS. Nguyễn Thị Thoa

Tên luận án: Nghiên cứu tính đa dạng và đề xuất giải pháp bảo tồn thực vật thân gỗ trên núi đá vôi ở Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa – Phượng Hoàng, tỉnh Thái Nguyên. 

Chuyên ngành: Lâm sinh

Mã số: 62.62.02.05

Họ và tên Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Thoa

Khóa đào tạo: 2009 - 2013

Cán bộ hướng dẫn khoa học:  

1. PGS. TS. Trần Văn Con, Viện Khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam;

2. TS. Lê Đồng Tấn, Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm  

Cơ sở đào tạo: Đại học Thái Nguyên 

 

NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN

1. Theo phương pháp phân loại thảm thực vật của UNESCO, 1973, thảm thực vật tự nhiên ở Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Thần Sa – Phượng Hoàng khá đa dạng, gồm 10 quần hệ và 9 phân quần hệ của 4 lớp: Lớp rừng kín, lớp rừng thưa, lớp thảm cây bụi, lớp thảm cỏ.

2. Đã xác định được tính đa dạng thực vật thân gỗ trên núi đá vôi tại Khu BTTN Thần Sa – Phượng Hoàng, với 611 loài, 344 chi, 107 họ thuộc 2 ngành thực vật. Đã bổ sung cho Danh lục thực vật của Khu BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng được 24 loài thực vật thân gỗ, 1 họ, 9 chi. Có 49 loài thực vật thân gỗ quý hiếm, trong đó đã xác định được vị trí phân bố của 30 loài.

3. Đã sử dụng các chỉ số: chỉ số Shannon - Wiener (H), chỉ số mức độ chiếm ưu thế (Cd), chỉ số tương đồng (SI), chỉ số entropy Rẽnyi (Ha) để phân tích tính đa dạng của thực vật thân gỗ.

4. Số lượng loài cây tái sinh trong các trạng thái rừng trên núi đá vôi tại Khu BTTN Thần Sa - Phượng hoàng khá phong phú, biến động từ 42 đến 74 loài, có từ 4-6 loài tham gia vào công thức tổ thành tái sinh.

5. Xác định được một số tác động của người dân địa phương đến tài nguyên rừng của Khu bảo tồn là: khai thác gỗ, khai thác củi đun; đốt rừng làm nương rẫy; khai thác các loại lâm sản ngoài gỗ, chăn thả gia súc, khai thác khoáng sản... trong đó hoạt động khai thác gỗ, củi là tác động chủ yếu.

6. Có 4 nhóm giải pháp được đề xuất nhằm duy trì sự đa dạng của các hệ sinh thái rừng, và bảo vệ tính đa dạng sinh học.

 

KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN VÀ VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

 

 

* Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

- Kết quả nghiên cứu của luận án đã góp phần làm sáng tỏ tính đa dạng về các kiểu thảm thực vật rừng theo phân loại của UNESCO, 1973; đa dạng về các taxon thực vật thân gỗ trên núi đá, đa dạng về dạng sống, yếu tố địa lý, đa dạng về giá trị sử dụng và giá trị bảo tồn của thực vật thân gỗ trên núi đá vôi; việc ứng dụng các chỉ số đa dạng để nghiên cứu tầng cây gỗ và tầng cây tái sinh. Những tác động của người dân tới tài nguyên rừng của Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa – Phượng Hoàng.

- Kết quả nghiên cứu của luận án làm cơ sở khoa học cho đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển thực vật thân gỗ trên núi đá vôi ở Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa – Phượng Hoàng giúp cho Khu bảo tồn xây dựng được phương án bảo tồn các loài thực vật thân gỗ quý hiếm và là tài liệu tham khảo có giá trị cho những nghiên cứu có liên quan sau này.

* Những vấn đề còn bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu:

- Cần có hướng nghiên cứu sâu về những loài thực vật thân gỗ quý hiếm: hiện trạng quần thể, phân bố, mức độ khai thác sử dụng để làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng các giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng núi đá vôi.

- Nghiên cứu một cách có hệ thống về nhu cầu sử dụng gỗ, củi và một số loài lâm sản ngoài gỗ phổ biến ở khu vực.

- Phân tích sự biến đổi của tính đa dạng thực vật thân gỗ dưới tác động của người dân địa phương.

 

INFORMATION OF DOCTORAL DISSERTATION

The title: Research on the diversity and proposed solutions for woody plant species conservation on limestone in Than Sa - Phuong Hoang Nature Reserve, Thai Nguyen province.

Speciality: Silviculture

Code: 62.62.02.05

PhD. Candidate: Nguyen Thi Thoa

Training course: 2009 - 2013

Scientific Supervisors: 

1. Assoc. Prof. Tran Van Con, PhD., Vietnamese Academy of Forest Sciences

2. Le Dong Tan, PhD., Vietnam Academy of Science and Technology

Training institution: College of Agriculture and Forestry, Thai Nguyen University

 

THE NEW SCIENTIFIC FINDINGS

1. According to the method of vegetation classification of UNESCO, 1973, the natural vegetation in Than Sa – Phuong Hoang nature reserve is diverse, including 10 formations and 9 sub-formations of four classes: closed forest class, open forest class, scrub layer, grass class.

2. The diversity of woody plants on limestone at Than Sa – Phuong Hoang nature reserve were identified, including 611 species, 344 genera, 107 families belong to 2 phyla. Provided the list of plants at Than Sa – Phuong Hoang nature reserve with 24 species of woody plants, 1 family, and 9 genera. There are 49 species of rare woody plants, in which the location of 30 species were identified.

3. Some indexes have been used to analyze the diversity of woody plants in this study such as Shannon - Wiener (H) index, Simpson’s Index (Cd), Sorensen’s Index (SI), Entropy Rẽnyi (Ha).

4. The number of regenerated plants on limestone mountains forest in Than Sa – Phuong Hoang nature reserve is diverse, varied from 42 to 74 species, with 4-6 species involved in regeneration composition formula.

5. The impacts of local people on forest resources of Conservation Area were Identified such as logging, fuel wood extraction; burning forest for cultivation; collecting non-timber forest products, grazing, mining ...in which logging activity and fuel wood collection were the main impact activities.

6. Four groups of solution were recommended to maintain the diversity of forest ecosystem, and protect biodiversity.

PRACTICAL APPLICABILITY AND FURTHER STUDIES

* Practical applicability:

- The results of the thesis has contributed to clarify the diversity of forest vegetation types according to the  classification of UNESCO, 1973; diversity of woody vegetation taxon on rocks, diverse life forms, geographical factors,  the diverse of using value and conservation value of woody vegetation on limestone; application of diversity indicators to study woody plants floor and regeneration floor. The impacts of local people to forest resources of Than Sa – Phuong Hoang Nature conservation area.

-  The results of the thesis is a scientific basis to suggest some solutions to preserve and develop woody vegetation on limestone in Than Sa – Phuong Hoang Nature conservation area.

* Opening issues for further study:

- Deep research on rare woody plants species should be carried out: Current population status, distribution, utilization level for the scientific basis to the development of solutions of limestone forest resource management.

- The demand for timber, firewood and common NTFP species of local people should be conducted in systematic way.

- The impact of local people on the diversity change of woody plants should be studied.

Các bài liên quan