Thông tin luận án

Ngày 23-06-2014

Thông tin luận án của NCS. Nguyễn Thị Ngọc

Tên luận án: "Sử dụng tri thức địa phương trong giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng".

Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử giáo dục  

Mã số: 62. 14. 01. 02 

Họ và tên NCS: Nguyễn Thị Ngọc                

Khóa đào tạo: 2010 - 2014

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Hồng Quang - Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên

Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Sư phạm          

Cơ sở đào tạo: Đại học Thái Nguyên

NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN           

- Nghiên cứu của đề tài đã hệ thống hóa và mở rộng các vấn đề lý luận về giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng thông qua sử dụng tri thức địa phương. Luận án đã phác họa được bức tranh tổng quan về các công trình nghiên cứu có liên quan, làm sáng tỏ một số khái niệm khoa học; phân tích và làm rõ các thành tố cấu trúc của quá trình tích hợp giáo dục quyền và bổn phận trẻ em Tày - Nùng qua sử dụng tri thức địa phương. Những kết quả nghiên cứu trong luận án còn chỉ rõ mục đích, nội dung, nguyên tắc, cách thức sử dụng và những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tích hợp giáo dục.

- Xác định được cơ sở thực tiễn về giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng thông qua tổng kết kinh nghiệm giáo dục và tiến hành khảo sát thực trạng tại các trường tiểu học tại khu vực Việt Bắc. Làm rõ nguyên nhân của thực trạng để có định hướng xây dựng các biện pháp giáo dục phù hợp.

- Xác định các nguyên tắc và đề xuất 05 biện pháp nhằm thực hiện giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng qua qua sử dụng tri thức địa phương bao gồm: (1) Lựa chọn tri thức địa phương phù hợp với nội dung quyền và bổn phận trẻ em cần giáo dục để thiết kế giáo án và lập kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục. (2) Vận dụng quy trình sử dụng tri thức địa phương để giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng. (3) Tổ chức các hoạt động giáo dục quyền và bổn phận trẻ em trong nhà trường với nội dung hưởng ứng các sự kiện văn hóa diễn ra tại địa phương. (4) Tổ chức đa dạng các hình thức hoạt động giáo dục sử dụng tri thức địa phương để giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh Tày - Nùng trong trường tiểu học. (5) Kết hợp đánh giá trong và ngoài nhà trường về kết quả giáo dục quyền và bổn phận trẻ em qua sử dụng tri thức địa phương.

- Kết quả khảo nghiệm và thực nghiệm sư phạm đã có giá trị khẳng định tính khả thi của các biện pháp sử dụng tri thức địa phương trong giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng khu vực Việt Bắc.

CÁC ỨNG DỤNG, KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN, NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN BỎ NGỎ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

* Các ứng dụng:

- Các biện pháp sử dụng tri thức địa phương trong giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng đã khảo nghiệm qua các khách thể là các nhà QLGD, giáo viên tại các trường tiểu học khu vực Việt Bắc, được đánh giá là có tính cần thiết và có tính khả thi cao.

- Biện pháp “Vận dụng quy trình sử dụng tri thức địa phương để giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng” và “Tổ chức đa dạng các hình thức hoạt động giáo dục sử dụng tri thức địa phương để giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh Tày - Nùng trong trường tiểu học” được ứng dụng vào thực tiễn dạy học thông qua tổ chức thực nghiệm sư phạm ở 3 trường tiểu học tại tỉnh Thái Nguyên và Bắc Cạn bước đầu cho thấy kết quả giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho nhóm học sinh tiểu học Tày - Nùng được cải thiện rõ rệt.

* Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

- Kết quả nghiên cứu của chương 1 có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu để phát triển rộng hơn, sâu hơn về nội dung giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cũng như trong giáo dục toàn diện đối với nhóm học sinh dân tộc Tày - Nùng.

- Kết quả nghiên cứu chương 3, với các biện pháp và chương trình giáo dục quyền và bổn phận trẻ em qua sử dụng tri thức địa phương có thể ứng dụng vào thực tiễn tổ chức hoạt động giáo dục tại các trường tiểu học khu vực Việt Bắc.

* Những vấn đề còn bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu:

- Các biện pháp và chương trình giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng qua sử dụng tri thức địa phương không chỉ bó hẹp trong phạm vi khu vực Việt Bắc mà cần được triển khai rộng tại các địa bàn có cộng đồng người Tày - Nùng cư trú trong cả nước. Đồng thời cần được vận dụng sáng tạo trong việc khai thác đặc trưng văn hóa của các dân tộc khác trong giáo dục giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho con em của cộng đồng đó. Đây là phương thức góp phần hoàn thiện các biện pháp và chương trình mà luận án đã xây dựng.


INFORMATION ON DOCTORAL DISSERTATION

Research title: “Using local knowledge in educating Tay - Nung elementary school students about children’s rights and responsibilities”

Speciality: Theory and educational history

Code: 62. 14. 01. 02

Ph.D candidate: Nguyen Thi Ngoc               

Training course: 2010 - 2014

Scientific supervisor: Asso. Prof. Pham Hong Quang, PhD.

Training Institution: College of Education, Thai Nguyen University.

 

THE NEW SCIENTIFIC FINDINGS

- The topics’ research has systematized and expanded the theoretical issues about education of children’s rights and obligations for Tay - Nung elementary school students by using local knowledge. The thesis has outlined the overview picture of related study works, clarified some scientific concept.; analyzed and clarified the  structural elements of the integrated process of education of children’s rights and obligations for Tay - Nung elementary school students by using local knowledge . The results of thesis’s research also specify the purpose, content, principles and methods of use and the factors affecting the process of educational integration.

- Determining practical basis on educating Tay - Nung elementary school students about children’s rights and responsibilities through recapitulating educational experience and conducting condition surveys at elementary schools in Viet Bac region. Clarifying causes of conditions in order to develop appropriate educational measures.

- Identifying the principles and recommending 05 methods to educate Tay Nung elementary school students about children’s rights and responsibilities by using local knowledge as follows: (1): Choose the local knowledge matching the focused contents regarding children’s rights and responsibilities to design the lesson plans and establish the plans of organizing educational activities. (2) Apply the procedures of using local knowledge in educating Tay Nung elementary school students about children’s rights and responsibilities. (3) Organize the activities of educating children’s rights and responsibilities at school with the contents regarding the local cultural events. (4) Organize a variety of educational activities using local knowledge in educating Tay Nung elementary school students about children’s rights and responsibilities. (5) Combine the assessments at school and outside school and the education of children’s rights and responsibilities by using local knowledge.

- The testing and empirical results have proved the feasibility of the methods of using local knowledge in educating Tay - Nung elementary school students about children’s rights and responsibilities in Viet Bac region

APPLICATIONS, PRACTICAL APPLICABILITY AND THE NEEDS FOR  FURTHER STUDIES

* Applications:

- The methods of using local knowledge in educating Tay Nung elementary school students about children’s rights and responsibilities have been tested on such objects as pedagogical managers and teachers of elementary schools in Viet Bac and regarded necessary and highly feasible.

- Two methods including “Applying the procedure of using local knowledge in educating Tay Nung elementary school students about children’s rights and responsibilities” and “Holding a variety of educational activities using local knowledge in educating Tay Nung elementary school students about children’s rights and responsibilities” have been applied into practical teaching through the pedagogical empiricism conducted in 3 elementary schools in Thai Nguyen province, Bac Can province. This has shown some improvements in the results of educating Tay Nung elementary school students about children’s rights and responsibilities

* Practical implications:

- The research results in Chapter 1 may be used as references for further research on educating Tay Nung elementary school students about children’s rights and responsibilities.

- The research results in Chapter 3 with the methods and programs in educating children’s rights and responsibilities by using local knowledge may be applied in the real-life organization of educational activities in elementary schools of Viet Bac region.

* Recommendations for further research

- The methods and programs educating Tay Nung elementary school students about children’s rights and responsibilities by using local knowledge are not limited within Viet Bac region but they should be expanded in regions Tay - Nung people reside. Cultural characteristics of other ethnics should be flexibly exploited in educating the children of these communities about their rights and responsibilities. This helps to improve the methods and programs that the dissertation has built.

Các bài liên quan