Thông tin luận án

Ngày 06-07-2014

Thông tin luận án của NCS. Lò Thị Mai Thu

Tên đề tài luận án: “Phân lập đoạn gen CP từ Soybean mosaic virus và phát triển vector chuyển gen mang cấu trúc RNAi phục vụ tạo cây đậu tương chuyển gen kháng bệnh” 

Chuyên ngành: Di truyền học

Mã số: 62 42 01 21

Họ tên nghiên cứu sinh: Lò Thị Mai Thu

Khóa đào tạo: 2009 -2012

Người hướng dẫn khoa học: 

1. GS.TS. Chu Hoàng Mậu

2. PGS.TS. Chu Hoàng Hà

Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Sư phạm

Cơ sở đào tạo: Đại học Thái Nguyên

 

NHỮNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MỚI CỦA LUẬN ÁN

1. Phân lập được đoạn gen CP từ SMV dòng SL1 và dòng SL2, có kích thước 720 nucleotide, mã hóa 240 amino acid. Hai trình tự đoạn gen CP của SMV đã được đăng ký trên Ngân hàng gen quốc tế với mã số HG965102, HG965103.

2. Phát triển thành công hai vector chuyển gen mang cấu trúc RNAi có khả năng kháng đơn loài SMV và khả năng kháng đồng thời hai loài SMV và BYMV.

3. Tạo được 19 dòng cây thuốc lá chuyển gen mang cấu trúc RNAi có khả năng kháng cả hai loài SMV và BYMV.

4. Chuyển thành công cấu trúc RNAi vào hai giống đậu tương ĐT12 và DT2008, thu được 5 dòng cây chuyển gen từ giống ĐT12  và 19 dòng cây chuyển gen từ giống DT2008.

 

NHỮNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN BỎ NGỎ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

 

Khả năng ứng dụng:

Kết quả lây nhiễm vi khuẩn A. tumefaciens tái tổ hợp vào mô đậu tương đã tổn thương và tái sinh thành công cây đậu tương chuyển gen mang cấu trúc RNAi chứa đoạn gen CPi của cả SMV và BYMV đã cho thấy khả năng ứng dụng kỹ thuật chuyển gen và kỹ thuật RNAi trong chọn tạo giống đậu tương ở Việt Nam.

Vector chuyển gen mang cấu trúc RNAi chứa đoạn gen CPi của SMV và BYMV là một công cụ tiềm năng để tạo ra cây đậu tương biến đổi gen có khả năng kháng cả hai loài virus SMV và BYMV tại Việt Nam, khẳng định hướng nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật RNAi và mở ra triển vọng ứng dụng mới trong thực tiễn chọn giống cây trồng ở Việt Nam.

 

Những vấn đề còn bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu:

Tiếp tục chọn lọc, phân tích biểu hiện tính kháng đơn loài SMV và tính kháng đồng thời cả hai loài SMV và BYMV ở thế hệ T1 và các thế hệ tiếp nhằm tạo các dòng đậu tương chuyển gen kháng virus ở Việt Nam.

                       

INFORMATION OF DOCTORAL DISSERTATION

Dissertation tittle: “Isolation of CP gene fragment from Soybean mosaic virus and development of RNAi-based vector aims at creating antiviral soybean plants”.

Speciality: Genetics

Code: 62 42 01 21

PhD. Candidate: Lo Thi Mai Thu

Training Course: 2009 -2012

Supervisors:

1. Prof. Chu Hoang Mau,  Ph.D

2. Assoc. Prof. Chu Hoang Ha,  Ph.D

Training Institution: College of Education, Thainguyen University

 

THE NEW SCIENTIFIC FINDINGS

1. Cloning and determine sequence of CP gene fragment from SMV, lines SL1 and SL2, which is 720 bp in length and encodes 240 amino acids. Two nucleotide sequences of CP gene fragment isolated from SMV has been registered on the GenBank, code numbers is HG965102, HG965103.

2. Successful development of RNAi-based vector have resistant ability to SMV and to both SMV and BYMV.

3. Created 19 lines of transgenic tobacco plants carrying RNAi structure have resistant ability to both types of SMV and BYMV.

4. Transfered successfully RNAi structure into soybean cultivar  DT12 and DT2008, obtained five transgenic plant lines from cultivar DT12 and 19 transgenic plant lines from cultivar DT2008.

 

APPLICATIONS IN PRACTICE AND THE NEEDS FOR FURTHER STUDIES

* The practical application:

The infectious results of recombinant  A. tumefaciens into damaged tissue of soybean and successful regeneration of transgenic soybean plants carrying RNAi structure contains gene fragment CPi of both two virus species SMV and BYMV showed the ability to apply RNAi technology and transgenic technique in improved antiviral of soybean cultivars in Vietnam.

Vector carrying RNAi structure contains gene fragment CPi of SMV and BYMV could be a potential  tool  to  generate  transgenic  soybean  plants  that are  resistant  to  both  two  virus  species  SMV  and  BYMV. Confirmed of research orientation for application of RNAi technology and opens new prospects for applications in fact at Vietnam.

* The issues need further studies:

We suggest to continue selection and expression analysis of resistance to SMV and resistance simultaneously to both SMV and BYMV at T1 generation and the next generations aims creating the antivirus transgenic soybean cultivars in Vietnam.

Các bài liên quan