Thông tin luận án
Ngày 04-07-2014
Thông tin luận án của NCS. Hà Quang Trung
Tên đề tài luận án tiến sĩ: “Cơ sở khoa học của việc giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn ”.
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp. Mã số: 62.62.01.15
Họ và tên NCS: Hà Quang Trung
Khoá đào tạo: 2009 - 2013
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS. TS. Trần Chí Thiện, Trường Đại học Kinh tế và QTKD;
2. TS. Trần Đình Tuấn, Trường Đại học Kinh tế và QTKD.
Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh.
Cơ sở đào tạo: Đại học Thái Nguyên.
NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN
1. Về phương pháp nghiên cứu, luận án áp dụng thành công các mô hình toán: Mô hình hàm sản xuất Cobb-Douglas trong phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân, mô hình hàm Limdep trong phân tích xác suất ảnh hưởng của các yếu tố đến sự giảm nghèo của hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Kết quả của việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa quan trọng trong việc đề xuất các giải pháp giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
2. Luận án đã đánh giá được thực trạng giảm nghèo, phân tích các nguồn lực và tình hình đầu tư cho giảm nghèo của tỉnh Bắc Kạn. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập và xác suất ảnh hưởng của các yếu tố đến giảm nghèo của các hộ nông dân.
3. Luận án đã chỉ ra được nguyên nhân hạn chế và rút ra các bài học kinh nghiệm của việc giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân trên địa bàn. Từ đó đề xuất các định hướng và giải pháp thực hiện việc giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN BỎ NGỎ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
* Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Những kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng trong các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương trong xây dựng các chính sách và tổ chức thực hiện việc giảm nghèo bền vững. Sử dụng làm tài liệu tham khảo trong các viện, các trường cho cán bộ giảng dạy và sinh viên để học tập và nghiên cứu, là tài liệu giúp các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn và những địa bàn tương đồng tự chủ, tự lực vươn lên thoát nghèo và ổn định thu nhập không tái nghèo.
* Những vấn đề bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu:
- Vấn đề giảm nghèo đa chiều trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn bao gồm phương pháp tiếp cận và nội dung nghiên cứu.
- Mối quan hệ giữa các Bộ, Ngành trong cơ chế lồng ghép các chương trình giảm nghèo đã và đang thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.
INFORMATION OF DOCTORAL DISSERTATION
Research title: “The scientific basis of sustainable poverty reduction for rural households in Bac Kan province”
Speciality: Agricultural economics.
Code: 62 62 01 15
Full name of PhD. candidate: Ha Quang Trung
Training course: 2009 – 2013
Scientific supervisors:
1. Assoc. Prof. Tran Chi Thien, PhD.
2. Tran Dinh Tuan, PhD.
Training institution: College of Economics and Business Administration, Thainguyen University
THE NEW SCIENTIFIC FINDINGS
1. Regarding the research methods, the dissertation applied successfully the following mathematical models: Cobb-Douglas production function model to analyse of the factors affecting the rural households’ income, Limdep function model to analyse of the impact probability of factors on poverty reduction of farming households in Bac Kan province. The results of the factor analyse may take the significant roles in proposing the solutions for sustainable poverty reduction of rural households in Bac Kan province.
2. The dissertation was able to evaluate the current status of poverty reduction and to analyze the resources and investment in order to reduce the poverty in Bac Kan province. It also revealed the analysis of factors affecting the income and the probability of the factors affecting the poverty of the local farmers.
3. The dissertation has indicated the limited causes and the lessons experienced from the sustainable poverty reduction for farmers in this area. As a result, the orientations and implementing solutions so as to reduce sustainably the poverty of rural households in Bac Kan province has been proposed.
APPLICATION POSSIBILITY AND RECOMMENDATIONS FOR FUTHER STUDIES
* Application possibility:
The major findings of the dissertation may be used in the governmetal institutions from central to local levels in making policies and implementing the sustainable poverty reduction. In addition, they can be used as reference materials in the academies and universities so that the faculties and students may study. It also helps the local farmers in Bac Kan province and in other similar provinces autonomously escape from poverty and stabilize their income.
* Recommendations for further studies:
The issues on multidimensional poverty reduction in Bac Kan province including approaches and the research content.
- The relationship between the Ministries and Sectors in the mechanism of integrating the poverty reduction programs implemented in order to achieve the sustainable poverty reduction goals.