Thông tin luận án

Ngày 03-06-2016

Thông tin luận án của NCS. Bùi Văn Quang

Tên luận án: “Ứng dụng chỉ số diệp lục và chỉ số tỷ số thực vật tính toán lượng đạm bón cho 2 giống ngô lai LVN14 và LVN99 thời kỳ trước trỗ 10 ngày”. 

Chuyên ngành: Khoa học cây trồng

Mã số:  62.62.01.10

Người hướng dẫn khoa học:

1. PGS.TS. Nguyễn Thế Hùng;
2. TS. Phan Xuân Hào.

 Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm

 Cơ sở đào tạo: Đại học Thái Nguyên

 

NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN

- Hệ số sử dụng N và hiệu suất sử dụng N bón cho 2 giống ngô ở thời kỳ trước trỗ 10 ngày trong cả 2 vụ đều biến động lớn và phụ thuộc vào lượng N bón ở thời kỳ 8 - 9 lá. Hệ số sử dụng N và hiệu suất sử dụng N cao nhất ở công thức bón 25 kg N/ha ở cả vụ Xuân và vụ Đông.

- Chỉ số diệp lục và chỉ số tỷ số thực vật đo ở thời kỳ trước trỗ 10 ngày có ảnh hưởng tới năng suất ngô theo quan hệ theo đường cong bậc 2.

- Phương trình dự báo năng suất ngô sử dụng vào chỉ số diệp lục và chỉ số tỷ số thực vật thời kỳ trước trỗ 10 ngày đều có hệ số R2 cao (R2>0,68).

- Xác định được chỉ số diệp lục và chỉ số tỷ số thực vật là chỉ tiêu tin cậy trong đánh giá tình trạng dinh dưỡng N của ngô thời kỳ trước trỗ 10 ngày (tương quan chặt với  hàm lượng N trong thân).

- Xác định được lượng N bón bổ sung vào thời kỳ trước trỗ 10 ngày dựa vào chỉ số diệp lục và chỉ số tỷ số thực vật để đạt được năng suất mục tiêu cho 2 giống ngô LVN14 và LVN99.

 

KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

* Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu đã cho thấy chỉ số diệp lục và chỉ số tỷ số thực vật là chỉ tiêu tin cậy trong việc xác định lượng N bón thúc cho 2 giống ngô lai LVN14 và LVN99 vào thời kỳ trước trỗ 10 ngày.

* Những vấn đề bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu:

Để khuyến cáo sử dụng chỉ số diệp lục và chỉ số tỷ số thực vật một cách rộng rãi, chúng tôi đề nghị cần tiếp tục nghiên cứu sử dụng chỉ số diệp lục và chỉ số tỷ số thực vật trên một số giống ngô khác và các vùng sinh thái khác nhau để có kết luận chắc chắn hơn.

Đề nghị tiếp tục thử nghiệm trên một số cây trồng khác.

 

INFORMATION OF DOCTORAL DISSERTATION

Dissertation title: “Application of chlorophyll and ratio vegetation indexes to calculate nitrogen rates at 10 days before tassel emergence period for two hybrid maize varieties LVN99 and LVN14”

Specialty: Crop Science

Code: 62 62 01 10

Name: Bui Van Quang

Scientific supervisors:

1. Assoc. Prof. Nguyen The Hung, Ph.D

2. Phan Xuan Hao, Ph.D

Training institution: University of Agriculture and Forestry, Thai Nguyen University

 

THE NEW SCIENTIFIC FINDINGS

- N uptake efficiency and Agronomic N use Efficiency at 10 days before tassel emergence period in both 2 crops were high variable and depended on the rates of N applied to 8-9 leaves stage. N uptake efficiency and Agronomic N use Efficiency were highest when applied 25 kg N/ha in both Spring and Winter crops.

- Chlorophyll Index (SPAD) and Ratio Vegetation Index (RVI) measured at 10 days before tassel emergence period affected yield related to the 2nd polynomial curve.

- The equation forecasted yield of maize based on SPAD and RVI at 10 days before tassel emergence period had high regression coefficient of determination (R2> 0.68).

- The identification of SPAD and RVI was reliable indexes in the assessment of N status of maize at 10 days before tassel emergence period (significant correlation with N concentration in the shoot).

- To propose new solutions in prescribing top-dressing N rates for maize based on SPAD and RVI value to achieve target yield for 2 maize varieties LVN14 and LVN99.

PRACTICAL APPLICABILITY AND THE NEEDS FOR FURTHER STUDIES

* Practical applicability:

The study results showed that RVI and SPAD were reliable indexes in determining the top-dressing N rates applied for 2 hybrid maize varieties LVN99 and LVN14 at 10 days before tassel emergence period

* Future issues for further studies:

In order to recommend the widely use of RVI and SPAD for maize top-dressing N rate prescription, further research to test RVI and SPAD for other maize varieties and in different ecological zones to have more confident conclusions should be conducted.

Recommending to continue testing on other plants.

Các bài liên quan