Thông tin luận án

Ngày 20-08-2019

Thông tin luận án của NCS. Phan Thanh Hải

THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Tên luận án: “Phát triển năng lực tổ chức các tình huống kết nối tri thức trong dạy học hình học ở trường trung học phổ thông”

Ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Toán

Mã số: 9140111

Họ và tên NCS: Phan Thanh Hải

Người hướng dẫn khoa học:

1. GS.TS. Đào Tam

2. PGS.TS. Cao Thị Hà

Cơ sở đào tạo: Trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên

 

NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN

1. Trên cơ sở nghiên cứu và phân tích một số cơ sở lý luận về Triết học, Tâm lý học, lý thuyết hoạt động, các lý thuyết và lý luận dạy học,... chúng tôi đã làm rõ các quan niệm về kết nối tri thức, hoạt động kết nối tri thức, tình huống kết kết nối tri thức và trên cơ sở phân tích khoa học luận của hoạt động kết nối tri thức trong dạy học hình học ở trường trung học phổ thông chúng tôi đã đưa ra các hoạt động thành phần của hoạt động kết nối tri thức trong lĩnh vực tìm tòi trí tuệ.

2. Đưa ra quy trình thiết kế và tổ chức các tình huống kết nối tri thức trong dạy học hình học ở trường trung học phổ thông (Gồm 5 bước).

3. Đưa ra một số năng lực thành tố của năng lực tổ chức các tình huống kết nối tri thức trong dạy học hình học ở trường trung học phổ thông và các hoạt động then chốt của giáo viên gắn với các năng lực thành tố của năng lực tổ chức các tình huống kết nối tri thức trong dạy học phát hiện định lí, quy luật, quy tắc hình học.

4.  Luận án đã đưa ra được những khó khăn của giáo viên và học sinh cần khắc phục trong dạy học hình học, từ việc khảo sát thực tiễn dạy học hình học ở trường trung học phổ thông.

5. Đề xuất hai nhóm biện pháp góp phần triển năng lực tổ chức các tình huống kết nối tri thức trong dạy học hình học ở trường trung học phổ thông.

Để hiện thực hóa hai nhóm biện pháp này chúng tôi đã cụ thể hóa thành 7 biện pháp nhằm để giáo viên thực hành các hoạt động hướng vào việc phát triển năng lực thành tố của năng lực tổ chức các tình huống kết nối tri thức. Các hoạt động then chốt  như vậy bao gồm: Hoạt động trải nghiệm của giáo viên trong việc tìm tòi và phát hiện các tình huống thực tiễn, từ nhu cầu thực tế của cuộc sống xã hội, từ các sản phẩm lao động sản xuất của con người...; Hoạt động quan sát các tương tác của học sinh đối với tình huống được thiết kế; Hoạt động seminar trong tổ bộ môn để lựa chọn các tình huống; Hoạt động điều khiển của giáo viên trên cơ sở tích hợp các phương pháp dạy học để học sinh tương tác với các tình huống nhằm làm bộc lộ các tri thức trên cơ sở thực hiện hoạt động biến đổi đối tượng, biến đổi thông tin, biến đổi vấn đề để chủ thể xâm nhập vào đối tượng, xâm nhập vào vấn đề thông qua các hoạt động kết nối tri thức.

6. Tổ chức thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của các giải pháp sư phạm được đề xuất.

 

CÁC ỨNG DỤNG, KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN

HOẶC NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN BỎ NGỎ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

 1. Các ứng dụng, khả năng ứng dụng trong thực tiễn

Các luận điểm được nêu trong luận án và các biện pháp được đề xuất nhằm vào việc chuẩn bị kiến thức và kỹ năng cho giáo viên, qua đó góp phần phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên trong phạm vi dạy học tìm tói trí tuệ, phát hiện kiến thức mới, chuẩn bị tiềm năng cho giáo viên dạy học theo hướng tiếp cận và phát triển năng lực của người học.

2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

Đề tài này không chỉ vận dụng trong hình học ở trường trung học phổ thông mà còn tiếp tục nghiên cứu và vận dụng trong dạy học môn toán ở trường phổ thông (trong dạy học đại số, giải tích, xác suất thống kê,...), vận dụng trong dạy học các môn học khác.

 

INFORMATION OF DOCTORAL DISSERTATION

Dissertation title: Develop the competence to organize knowledge-connection situations in teaching Geometry at high school

Speciality: Theory and Methodology of  Mathematics Teaching

Code: 9140111

PhD. Candidate: Phan Thanh Hai

Supervisors:

1. Prof. Dr Dao Tam

2. Assoc.Prof. Dr Cao Thi Ha

Training Institute: University of Education - Thai Nguyen University

 

INEW SCIENTIFIC FINDINGS OF THE DISSERTATION

1. On the basis of researching and analyzing a number of philosophical theories, psychological theories, activity theory and teaching theories, etc., we have clarified the concepts of knowledge-connection, knowledge-connection activity, knowledge-connection situation; and based on a scientific analysis of the knowledge-connection activity in geometry teaching in high school, we have identified component activities of the knowledge-connection activity in the field of intellectual exploration.

2. proposed a procedure for designing and organizing knowledge-connection situations in teaching geometry in high school (including 5 steps).

3. identified some component capabilities of the capacity to organize knowledge-connection situations in geometric teaching in high school and the key activities of teachers associated with the component capabilities of the capacity to organize knowledge-connection situations in teaching which helps students discover geometric theorems, laws and rules.

4. Investiating the practice of geometric teaching in high school, the thesis has also identified the difficulties of teachers and students which need to be overcome in teaching geometry.

5. Proposed two groups of measures to contribute to developing the capacity to organize knowledge-connection situations in teaching geometry in high school.

To realize these two groups of measures, we have concretized seven measures for teachers to practice activities aimed at developing the component capacities of the capacity to organize knowledge-connection situations. Such typical key activities include: Teachers' experience activities in exploring and discovering real situations from the real needs of social life and from the products of human production activities, etc.; Activities of observing students' interactions with the designed situation; Seminars in the subject group to select situations; Controlling activities of teachers on the basis of integrating teaching methods for students to interact with situations to reveal knowledge on the basis of implementing object transformation, information transformation and problem transform so that the subject can enter the object and the problem through knowledge-connection activities.

6. Organized pedagogical experiments to assess the feasibility and effectiveness of the proposed pedagogical solutions.

 

APPLICATIONS IN PRACTICE AND

RECOMMENDATIONS FOR FRTHER STUDIES 

1. Practical Applications of the Research Results

The points stated and the measures proposed in the thesis aim at preparing knowledge and skills for teachers, thereby contributing to the development of professional competence for teachers in the teaching field of intellectual exploration and discovering new knowledge. They also help prepare teachers for the competence-based teaching approach.

2. Recommendations For Further Studies

This research topic can not only be applied in teaching Geometry at high school but it can also be studied and applied in teaching other branches of mathematics (like Algebra, Analytics, Probability and Statistics) and other subjects at high school.

 

Nguồn: Trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên                            

Các bài liên quan