Thông tin luận án
Ngày 05-11-2013
Thông tin luận án của NCS Nguyễn Văn Tuân
Tên luận án: "Phối hợp dạy học thực hành nghề giữa trường dạy nghề với các cơ sở sử dụng lao động"
Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử giáo dục
Mã số: 62. 14. 01. 02
Họ và tên NCS: Nguyễn Văn Tuân
Khóa đào tạo: 2009 - 2013
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Phạm Hồng Quang, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên.
2. PGS.TS. Nguyễn Đức Trí, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.
Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Sư phạm.
Cơ sở đào tạo: Đại học Thái Nguyên.
NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN
1. Tổng quan được nghiên cứu vấn đề về phối hợp dạy học thực hành giữa trường dạy nghề và cơ sở sử dụng lao động. Phân tích và tổng kết kinh nghiệm về mô hình phối hợp đào tạo, dạy học của một số nước trên thế giới.
2. Đề tài nghiên cứu đã khái quát được các vấn đề nghiên cứu về phối hợp dạy học thực hành nghề giữa trường dạy nghề với các cơ sở sử dụng lao động. Xây dựng khung lý thuyết về phối hợp, dạy học thực hành, biện pháp phối hợp dạy học thực hành nghề, trường dạy nghề, cơ sở sử dụng lao động. Khái quát hóa và làm rõ những vấn đề cơ bản về quá trình dạy học thực hành nghề ở các trường dạy nghề, các vấn đề, nội dung quan trọng của hoạt động phối hợp giữa trường dạy nghề và cơ sở sử dụng lao động.
3. Đánh giá được thực trạng dạy học thực hành nghề tại các trường dạy nghề, thực trạng phối hợp dạy học thực hành nghề giữa trường dạy nghề và các cơ sở sử dụng lao động (thông qua khảo sát tại 04 tỉnh, thành phố gồm Hà Nội, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang) và xác định được nguyên nhân, hệ quả của thực trạng trên.
4. Đề tài đã nghiên cứu đề xuất 06 biện pháp nhằm tăng cường phối hợp dạy học thực hành nghề giữa trường dạy nghề với các cơ sở sử dụng lao động bao gồm: (1) Phối hợp cải tiến chương trình dạy học thực hành theo chuẩn đầu ra; (2) phối hợp xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với trường dạy nghề và cơ sở sử dụng lao động; (3) phối hợp trong việc thực hiện cơ chế di chuyển học sinh trong học tập tại trường dạy nghề và tại các cơ sở SDLĐ; (4) phối hợp khai thác và sử dụng có hiệu quả các phương tiện, thiết bị sản xuất vào dạy học thực hành; (5) phối hợp đổi mới quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học thực hành nghề; (6) phối hợp nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn, kiến thức công nghệ mới và kỹ năng nghề cho giáo viên trường dạy nghề và nghiệp vụ sư phạm cho cán bộ dạy nghề tại cơ sở sử dụng lao động.
CÁC ỨNG DỤNG, KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN, NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN BỎ NGỎ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
* Các ứng dụng:
Khung lý thuyết và các biện pháp phối hợp dạy học thực hành nghề giữa trường dạy nghề và các cơ sở sử dụng lao động có thể đưa vào áp dụng trong quá trình đào tạo, dạy học tại các trường dạy nghề, trường cao đẳng, trường đại học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng tốt yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
* Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
- Kết quả nghiên cứu của chương 1 có thể sử dụng để phát triển nghiên cứu về lý luận dạy học thực hành nghề, phối hợp dạy học thực hành nghề và nghiên cứu về quy trình để hình thành kỹ năng tay nghề trên cơ sở đó phát triển toàn diện trí tuệ, nhân cách cho học sinh học nghề.
- Kết quả nghiên cứu của chương 2 và chương 3 có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các trường dạy nghề, trường cao đẳng, trường đại học để tổ chức tốt hơn các hoạt động đào tạo, đặc biệt là hoạt động phối hợp cùng với các cơ sở sử dụng lao động trong việc đào tạo nguồn nhân lực có trình độ kỹ năng tay nghề.
* Những vấn đề còn bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu:
Vấn đề phối hợp trong phát huy tính tích cực nhận thức, tích cực học tập của học sinh học nghề; vấn đề phối hợp trong tuyên truyền về công tác xã hội hóa trong dạy nghề; vấn đề phối hợp trong việc hình thành toàn diện nhân cách cho học sinh học và vấn đề hướng nghiệp cho học sinh học nghề chưa được đề cập.
INFORMATION OF DOCTORAL DISSERTATION
Research title: "The coordination of teaching vocational practice between vocational training schools and labor employment institutions”
Speciality: Theory and Educational History
Code: 62. 14. 01. 02
Ph.D candidate: Nguyen Van Tuan
Course: 2009 - 2013
Scientific supervisors:
1. Assoc. Prof. Pham Hong Quang PhD. College of Education, Thai Nguyen University
2. Assoc. Prof. Nguyen Duc Tri PhD. Institute of Education and Science of Vietnam
Training Institution: College of Education, Thai Nguyen University.
THE NEW SCIENTIFIC FINDINGS
1. Overview of the research is to study on the coordination of teaching vocational practice between vocational training schools and labor employment institutions. Analysing and concluding the experience of the model on the training and teaching coordination of several countries in the world.
2. The study topic outlined the research problems of the coordination of teaching vocational practice between vocational training schools and labor employment institutions. Building a theoretical framework for coordination, teaching practice, coordination of teaching vocational practice, vocational training schools and labor employment institutions. Generalizing and clarifying the basic problems of the process of teaching vocational practice in vocational training schools and labor employment institutions, issues, important contents of collaborative activities between vocational training schools and labor use institutions.
3. Evaluating the real situation of teaching vocational practice between vocational training schools and the real situation of the coordination of teaching vocational practice between vocational training schools and the labor employment institutions (through the surveys in 04 provinces and cities including Ha Noi, Hai Duong, Bac Ninh, Bac Giang) and identify the causes and consequences of the above the real situation.
4. The topic studied the proposal of 06 measures to strengthen the coordination of teaching vocational practice between vocational training schools and labor employment institutions including: (1) the coordination of the practical curriculum improvement in accordance with the output standard; (2) the coordination of building the appropriate teaching plan with vocational training schools and labor use institutions; (3) the coordination of implementing the mechanisms to move students studying in vocational training schools and labor use institutions; (4) the coordination of efficiently exploiting and using production facilities and equipment in teaching practice; (5) the coordination of innovating the inspection process and assessing results of teaching practice and (6) the coordination of improving academic knowledge, new technological knowledge and vocational skills for teachers in vocational training schools and pedagogical professional knowledge for the vocational training staff in labor use institutions.
PRACTICAL APPLICABILITY AND THE NEEDS FOR FURTHER STUDIES
* Practical applicability:
The theoretical framework and measures of the coordination of teaching institutions can be put into application in the process of training and teaching in vocational training schools, colleges, and universities to improve the quality of human resource training to meet requirements of industrialization - modernization of the country.
* The ability to apply in practice:
- The study results of chapter 1 can be used to develop the study of theoretical background on teaching vocational practice, the coordination of teaching vocational practice and research on the process to form vocational skills. On the basis of that, developing comprehensive intellectual abilities and personality for vocational students.
- The study results of chapter 2 and chapter 3 can be used as references for vocational training schools, colleges and universities to better organize training activities, especially activities coordinated with the labor employment institutions in training skilled and qualified human resources.
* Opening issues for further study:
The coordination problem in positively promoting perceptions, positive learning of vocational students; coordination problem in propagandizing vocational socialization; coordination problem in forming comprehensive personality for students and vocational orientation problem for vocational students have not been mentioned.