Thông tin luận án

Ngày 27-05-2014

Thông tin luận án của NCS. Lê Minh Hùng

Tên đề tài luận án tiến sĩ: Chiến lược nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra giáo dục tại tỉnh Thanh Hóa

Chuyên ngành: Quản lý Giáo dục.

Khoá đào tạo: 2009 - 2014

Người hướng dẫn khoa học: TS. Apolonia Espinoza

Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên.

Cơ sở đào tạo: Chương trình liên kết đào tạo Tiến sĩ Quản lý Giáo dục  giữa Đại học Thái Nguyên, Việt Nam và Đại học tổng hợp Southern Luzon, Philippines.

Đơn vị cấp bằng:  Đại học Tổng hợp Southern Luzon, Philippines.

 

NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN

1. Tất cả giáo viên trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa luôn luôn sử dụng thang điểm chuẩn. Trong khi hoạt động thanh tra giáo dục xét trên phương diện quản lý thanh tra cũng cho thấy Ban Giám hiệu các trường tại tỉnh Thanh Hóa luôn luôn đưa ra ngày cụ thể cho các kỳ thi thì các hoạt động quản lý của Hiệu trưởng/Giám đốc cũng luôn luôn tuân thủ quy định của Sở Giáo dục và Đào tạo. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại sự thiếu minh bạch trong tài chính giữa học sinh, nhân viên và phụ huynh học sinh.

2. Kết quả cho thấy trong tổng số 289 giáo viên giảng dạy có 26 % có trình độ thạc sĩ, 74 % có trình độ cử nhân. Trong khi đó xét về chất lượng giáo dục của các trường được điều tra cũng cho thấy kết quả học tập của học sinh tại các trường phổ thông của tỉnh Thanh Hóa cũng chỉ đạt mức thấp mới chỉ đạt từ 25 % đến 35 %.

3. Việc điều tra từ các giáo viên của các trường khác nhau cho kết quả khác nhau khi tiến hành thanh tra chuyên môn. Tuy nhiên trên phương diện quản lý thanh tra và quản lý khiếu nại thì không có sự khác biệt đáng kể giữa những kết quả điều tra này.

4. Năng lực chuyên môn của giáo viên không ảnh hưởng đáng kể tới hoạt động thanh tra giáo dục nhưng việc quản lý khiếu nại có ảnh hưởng tương đối tiêu cực tới kết quả học tập của học sinh, cụ thể, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng trường càng có ít khiếu nại thì kết quả học tập của học sinh trường đó càng cao.

 

 KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

* Khả năng ứng dụng trong thực tiễn.

-  Các trường phổ thông của Thanh Hoá có thể tham khảo kết quả của luận án này để đổi mới, thiết thực, hiệu quả hoạt động thanh tra chuyên môn và quản lý khiếu nại để nâng cao chất lượng giáo duc.

-  Kết quả của nghiên cứu có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các thanh tra viên giáo dục tại nhiều trường khác trong khu vực miền núi, vùng xa nói riêng và trên địa bàn cả nước nói chung.

-  Chiến lược nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra giáo dục được đề xuất trong nghiên cứu này có thể được sử dụng là nền tảng về hoạt động thanh tra giáo dục cho các cơ sở giáo dục khác nhau trong việc cải tiến chất lượng quản lý giáo dục.

* Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

-  Những nghiên cứu về việc tổ chức các chương trình đào tạo tại các buổi hội thảo chuyên ngành dành cho Thanh tra viên giáo dục nhằm tăng hiệu quả tiến hành hoạt động thanh tra giáo dục và đảm bảo chất lượng giáo dục.

-  Chương trình tiến hành hoạt động thanh tra giáo dục có thể được nghiên cứu sâu hơn bằng việc khảo sát trên địa bàn rộng hơn hoặc tiến hành điều tra tại nhiều thời điểm khác nhau trong một khoảng thời gian dài, từ đó đưa ra đánh giá một cách toàn diện về vấn đề thanh tra giáo dục và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra giáo dục tại các cơ sở giáo dục cả nước.

 

                       INFORMATION ON DOCTORAL DISSERTATION

DEM. Candidate: Le Minh Hung (Ten)

Research title: Strategies to Improve the Quality of  Educational Inspection Activities in Thanh Hoa Province                                                                                                                  

Major:  Educational Management

Training Course: 2009 -  2014

Scientific supervisor: Dr. Apolonia Espinosa

Training location: University of Agriculture and Forestry, Thai Nguyen University, Viet Nam.

Type of program: International joint training program on Doctor of  Educational Management, between Thai Nguyen University, Viet Nam and Southern Luzon State University, Philippines.

Degree granting Institution: Southern Luzon State University, Philippines

SCIENTIFIC FINDINGS

1.  All teachers in Thanh Hoa Province were always using standard grade equivalent. While on the level of educational inspection activities in terms of inspection management, it shows that the management of schools in Thanh Hoa have always set specific date for the examination. The administrative activities of the principal and the school managing board always abided to the instruction of the education and training branch. But the transparency on school finances among students, staff and parents were sometimes observed. In general, the inspection management was oftenly observed.

2. Only 26% of the respondents had their master’s degree and the rest 74% were still at their bachelor’s degree. As to the performance of the students, data show that the students perform low at regional level with only 25 to 35%

3. The responses of the respondents from the ten schools differ as to professional inspection. However, in terms of inspection management and complaint management, no significant difference exists in their responses.

4. Educational qualification of teachers has no significant relationship with the educational inspection activities. Meanwhile, complaint management has a negative moderate relationship with performance of students implying that the lesser complaint a school has, the higher the performance of students.

 

APPLICATION FEASIBILITY AND RECOMMENDATIONS FOR FURTHER STUDIES

1. Application Feasibility

-  High schools in Thanh Hoa province can refer to the study outcomes for practical and effective innovation of professional inspection and complaint management, which improves educational quality.

-  The professional inspection, inspection management, and complaint management activities need adjustment to improve education quality.

-  To strengthen the educational inspection activities in various schools in Thanh Hoa Province.

2. Recommendations

-  Studies on establishing and providing In-service trainings and seminars for educational inspectorates for a more effective implementation of educational inspection activities to ensure educational quality assurance at educational institutions;

Further research by conducting survey conduct in large areas or in a long period, which propose a comprehensive assessment of educational inspection activities and then enrich and revitalize the educational inspection activities quality at schools and universities in the country.

Các bài liên quan