Thông tin luận án
Ngày 29-05-2014
Thông tin luận án của NCS. Hà Thị Thanh Đoàn
Tên luận án: “Nghiên cứu sử dụng một số vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè an toàn”.
Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 60 62 01 10
Họ và tên NCS: Hà Thị Thanh Đoàn
Khóa đào tạo: 2010 - 2013
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS. TS. Nguyễn Hữu Hồng
2. TS. Nguyễn Văn Toàn
Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm
Cơ sở đào tạo: Đại học Thái Nguyên
NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN
- Xác định được việc sử dụng cành lá chè đốn hàng năm là nguồn hữu cơ tại chỗ rất quan trọng đối với cây chè, với lượng tủ 30 tấn/ha/năm. Đặc biệt cành lá chè đốn phát huy hiệu quả cao khi bổ sung vi sinh vật có khả năng phân giải xelluloza.
- Chọn được 7 chủng vi sinh vật có khả năng phân giải xelluloza mạnh (kích thước vòng phân giải ≥ 30 mm) là: XK3, XK4, XK5, XK8, XK10, XK11, VK15 và qua nghiên cứu đã khẳng định việc sử dụng các chủng vi sinh vật tuyển chọn có khả năng làm tăng năng suất, độ phì của đất trồng chè.
- Sử dụng chế phẩm vi sinh và phân hữu cơ sinh học ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng chè LDP1 cũng như cải thiện độ phì nhiêu của đất trồng chè. Trong đó sử dụng chế phẩm vi sinh vật phân giải nhanh xelluloza năng suất sau 3 năm tăng 10,4%.
KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
* Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
- Sử dụng cành lá chè đốn với mức tủ 30 tấn/ha/năm kết hợp với chế phẩm phân giải xelluloza có tác dụng tăng năng suất, chất lượng chè nguyên liệu cũng như có tác dụng cải tạo tính chất đất trồng chè theo hướng sản xuất chè an toàn và bền vững.
- Kết quả của đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo có giá trị cho cán bộ khoa học kỹ thuật, cho người sản xuất kinh doanh chè, cho giảng viên, sinh viên, học viên cao học trong học tập, nghiên cứu về cây chè.
* Những vấn đề bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu:
Nghiên cứu sản xuất chế phẩm phân giải xelluloza trên cơ sở các chủng vi sinh vật đã phân lập, tuyển chọn và định danh tên khoa học của các chủng vi sinh vật này.
INFORMATION OF DOCTORAL DISSERTATION
Research title: "The study on the use of some organic materials and biological products in safe tea production".
Speciality: Crop Science
Code: 62.62.01.10
PhD. Candidate: Ha Thi Thanh Đoan
Training Course: 2010 - 2013.
Scientific Supervisors:
1. Associate Prof. Nguyen Huu Hong, PhD.
2. Nguyen Van Toan, PhD.
Training institution: College of Agriculture and Forestry, Thai Nguyen University
THE NEW SCIENTIFIC FINDINGS
- Identify that the use of annually cut tea leaves is a very important organic source for tea, with volume of 30 tons / ha / year. Particularly cut tea leaves promote efficiently when adding microorganism which is capable of resoluting celluloza.
- Had been selected 7 strains of microorganisms that can be able to decompose cellulose strongly (resolution ring size ≥ 30 mm is: XK3, XK4, XK5, XK8, XK10, XK11, VK15) and the past research has confirmed that the use of selected microorganisms has the ability to increase productivity and fertility of tea soil.
- Use biological products and bio-organic fertilizer affect the productivity, quality of tea LDP1 as well as improve soil fertility tea. By using rapid resolution xelloloza microorganisms selected from researched microorganisms improved yield by 10.4% after 3 years by comparing to check plots.
PRACTICAL APPLICABILITY AND THE NEEDS FOR FURTHER STUDIES
* Applicability in practice:
- Using tea leaf and branches with the some of 30 tons/ha in combind to product of celluloza decompose lead to increase yield and quality of tea raw material as well as to improve tea soil quality according to produce safe tea products and sustainable.
- The results of the study can be used as a value reference for the scientific and technical staff, to the tea business, lectuers, students, postgraduate students if concerning.
* Opening issues for further studies:
The next study should focus on preparations towards production celluloza resolution on the basis of the microorganisms isolated, identified and recruited scientific name of the microorganisms.