Thông tin luận án

Ngày 06-06-2014

Thông tin luận án của NCS. Nguyễn Thiện Nam

Tên đề tài luận án tiến sĩ: Quản lý hoạt động giảng dạy các môn chuyên ngành trong trường dạy nghề thuộc Bộ Công thương ở Việt Nam.

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục.

Khoá đào tạo: 2010 - 2014

Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Apolonia A. Espinosa

Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên.

Cơ sở đào tạo: Chương trình liên kết đào tạo Tiến sĩ Quản lý giáo dục giữa Đại học Thái Nguyên - Việt Nam và Đại học Tổng hợp Southern Luzon – Philippines.

Đơn vị cấp bằng:  Đại học tổng hợp Southern Luzon – Philippines.

 NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN

Luận án nghiên cứu hoạt động quản lý dạy và học các môn chuyên ngành trong trường dạy nghề của Bộ Công thương tại Việt Nam nhằm đưa ra một số biện pháp quản lý. Một số kết quả quan trọng của luận án là:         

1. Luận án đã chỉ ra rằng đánh giá chất lượng quản lý hoạt động giảng dạy các môn chuyên ngành tại các trường dạy nghề thuộc Bộ công thương có sự khác nhau theo quan điểm của giảng viên và sinh viên. Đồng thời, các tiêu chí đánh giá chất lượng quản lý các hoạt động này cũng được xác định là đáp ứng ở các mức độ khác nhau.

2. Luận án đã chỉ ra rằng việc quản lý hoạt động giảng dạy các môn chuyên ngành, xét từ khía cạnh giáo trình, được đánh giá tốt. Bên cạnh việc khẳng định giáo trình các môn chuyên ngành đáp ứng yêu cầu của Bộ Công thương (Giá trị trung bình chung = 3,47/4) và cung cấp các cơ hội tham gia vào các hoạt động như đào tạo trong thực tiễn (Giá trị trung bình chung= 3,21/4), một số đánh giá về giáo trình còn khiêm tốn. Cụ thể, giáo trình đã cập nhật các thông tin thường xuyên (Giá trị trung bình chung = 2,55/4) và giáo trình đáp ứng các nhu cầu đặc biệt của sinh viên và hỗ trợ họ sau khi hoàn thành khóa học (Giá trị trung bình chung= 2,66/4).

3. Luận án đã cho thấy việc quản lý hoạt động giảng dạy các môn chuyên ngành thông qua người học và đội ngũ giảng viên được đánh giá đạt hiệu quả. Đối với người học, họ đã được học các kỹ năng thông qua các khóa học chuyên ngành (Giá trị trung bình chung = 3,40/4) và được học các môn chuyên ngành đáp ứng nhu cầu của sinh viên sau khi tốt nghiệp (Giá trị trung bình chung = 3,35/4). Đối với đội ngũ giảng viên, họ có kỹ năng và kiến thức chuyên môn liên quan đến học mà họ giảng dạy (Giá trị trung bình chung = 3,34/4), tuy nhiên sử dụng công nghệ trong giảng dạy còn hạn chế (Giá trị trung bình chung= 2,68/4).

4. Luận án đã chỉ ra năm yếu tố tác động/ ảnh hưởng đến việc quản lý hoạt động giảng dạy các môn chuyên ngành trong các trường dạy nghề thuộc Bộ công thương, bao gồm: (i) giáo trình, (ii) người học, (iii) đội ngũ giảng viên, (iv) trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy, học tập, và (v) thị trường lao động. Yếu tố trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy, học tập được chỉ ra có ý nghĩa quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng việc quản lý hoạt động giảng dạy các môn chuyên ngành tại các trường dạy nghề.

 

KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẪN ĐỀ CÒN BỎ NGỎ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

* Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

- Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ cung cấp cho các nhà quản lý các trường dạy nghề những biện pháp mới trong quản lý hoạt động dạy học môn học chuyên ngành. Đồng thời, các nhà quản lý trường dạy nghề sẽ có ý tưởng rõ ràng về lợi ích của việc quản lý dạy và học các môn chuyên ngành.

- Giáo viên/ giảng viên có thể tập trung vào những gì họ đang giảng dạy qua đó cải thiện chất lượng đào tạo. Điều này sẽ giúp học sinh được học các khóa học chuyên ngành một cách có hệ thống.

* Những vấn đề bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu:

Cần nghiên cứu tương tự nhưng ở một bình diện rộng lớn hơn nhằm đánh giá toàn diện về thực trạng công tác quản lý các hoạt động giảng dạy và học tập, từ đó đưa ra những biện pháp quản lý giải quyết trực tiếp các vấn đề phát sinh trong việc thực hiện các chương trình chuyên sâu ở trường dạy nghề.

 

INFORMATION OF DOCTORAL DISSERTATION

DEM. Candidate: Nguyen Thien Nam (JOHN)

 

Research title: Managing Activities of Teaching and Learning the Specialized Subjects in the Vocational Schools in Vietnam under the Ministry of Industry and Trade.

Major: Educational Management.

Training course: 2010 - 2014

Scientific supervisor: Prof. Dr. Apolonia A. Espinosa

Training location: College of Agriculture and Forestry, Thai Nguyen University, Vietnam.

Type of program: International Joint Training Program on Doctor of Educational Management, between Thai Nguyen University - Viet Nam and Southern Luzon State University – Philippines.

Degree granting institution: Southern Luzon State University, Philippines.

 

THE NEW SCIENTIFIC FINDINGS

            This dissertation sought to find out the managing activities of teaching and learning the specialized subjects in the vocational schools in Vietnam under the Ministry of Trade and Industry (MOIT) with an end view of developing some management measures. Some of the important findings are as follows:                    

1. The dissertation indicated that there are differences between student and lecturers ‘views on quality of management activities of teaching and learning the specialized subjects in the vocational schools in Vietnam under the Ministry of Industry and Trade. In additions, the criteria for assessing the quality of management activities are also identified to meet at the different levels.

2. The dissertation determined that the management of teaching and studying the specialized subjects, in term of curriculum, has received the good assessments. These views confirmed that the curriculum meets the requirements of the Ministry of Industry and Trade (Weighted mean (WM) = 3:47/4) and the curriculum provides for opportunities of participation in activities such as on-the-job training (WM = 3.21). Besides that, some views adjusted that the curriculum still had limitations. For instances, there is periodic review, assessment and updating of the curriculum (WM = 2.55) and the curriculum allows the accommodation of students with special needs and assists them to finish the course (WM = 2.66).

3. The dissertation showed that the management of teaching and studying the specialized subjects in term of learners and faculty members have been adjusted effectively. For students, they have learned on the course about their behavioral skills (WM= 3.40) and they were taught very well the specialized subjects that related directly to their work after graduation (WM = 3.35). For faculty members, they have the specialization and technical skills of the courses they are handling (WM = 3.34), but the use of technology in teaching is limited (WM = 2.68).

4. The dissertation identified five factors affecting the management activities of teaching and learning the specialized subjects in vocational schools under the MOIT, including: (i) curriculum, (ii) learners, (iii) faculty, (iv) technical facilities and (v) labor market. The technical facilities have been pointed out as the important elements that affected the quality of management activities of teaching and learning the specialized subjects in the vocational schools.

APPLICATION FEASIBILITY AND RECOMMENDATIONS FOR FURTHER STUDIES

* Application feasibility:

- The results of this research will give vocational school administrators some new measures in managing the teaching-learning activities in the specialized subjects. It will provide administrators with a clear idea on the benefits of the management of teaching and learning specialized subjects.

- Teachers /Lecturers can focus on what they are teaching thereby improving its quality while this will help students gets specialized training courses in a systematic way.

 * Recommendations for further studies:

            A similar study but dealing on other aspects of management may be pursued to generate a holistic picture of status of the management of teaching and learning activities so as to draft a management measure that directly addresses issues and problems in the implementation of particular programs in the vocational schools.

Các bài liên quan