Thông tin luận án

Ngày 02-12-2014

Thông tin luận án của NCS. Hoàng Anh Tuấn

Tên đề tài luận án tiến sĩ: “Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người Dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh Thái Nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp"

Chuyên ngành: Vệ sinh xã hội học và Tổ chức y tế

Mã số: 62.72.01.64

Họ và tên NCS: Hoàng Anh Tuấn

Người hướng dẫn khoa học:

           1. PGS.TS. Đàm Khải Hoàn;

            2. PGS.TS. Nguyễn Văn Hiến.

Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Y Dược

Cơ sở đào tạo: Đại học Thái Nguyên

NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN

1. Kết quả của luận án đã mô tả được bức tranh tổng thể thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người Dao sống ở các xã đặc biệt khó khăn tỉnh Thái Nguyên.

2. Nghiên cứu can thiệp cộng đồng ở người Dao vùng đặc biệt khó khăn đã cung cấp được các bằng chứng yếu tố liên quan đến hành vi vệ sinh môi trường của người Dao như trình độ học vấn, điều kiện kinh tế, phương tiện truyền thông, phong tục tập quán lạc hậu… Tất cả các yếu tố này đã ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe và quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của cộng đồng người Dao.

3. Mô hình "Truyền thông thay đổi hành vi vệ sinh môi trường cho người Dao xã Vũ Chấn" đã huy động được nguồn lực của cộng đồng, những nguời Dao có uy tín tham gia truyền thông giáo dục sức khỏe, cải thiện được hành vi vệ sinh môi trường cho người Dao. Trong mô hình có các hoạt động như hướng dẫn hộ gia đình người Dao làm nhà tiêu chìm hợp vệ sinh, sử dụng các vật liệu sẵn có như tranh, tre, nứa, lá ở địa phương..., phù hợp với điều kiện kinh tế và địa hình đồi núi rộng rãi của các hộ gia đình người Dao.

4. Mô hình nghiên cứu được lồng ghép vào ban chăm sóc sức khỏe ban đầu của xã, chức năng, nhiệm vụ được phân công cụ thể, rõ ràng với vai trò nòng cốt là Mặt trận Tổ quốc. Các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe về vệ sinh môi trường được lồng ghép vào các chương trình chung của xã và được triển khai tới tận người dân. Mô hình nghiên cứu đã gắn kết nhiệm vụ của cá nhân với đơn vị … phối hợp chặt chẽ giữa chuyên môn y tế với các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương. Đây là cơ sở để mô hình phát triển bền vững, có tính khả thi góp phần cải thiện sức khỏe cho người Dao nói riêng và dân tộc thiểu số nói chung ở các xã đặc biệt khó khăn tỉnh Thái Nguyên.

 CÁC ỨNG DỤNG, KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN, NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN BỎ NGỎ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

* Các ứng dụng, khả năng ứng dụng trong thực tiễn

 - Mô hình được lồng ghép phối hợp chặt chẽ giữa y tế với các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương lấy Mặt trận Tổ quốc làm nòng cốt đã huy động được nguồn lực của cộng đồng, tham gia truyền thông giáo dục sức khỏe, cải thiện được hành vi vệ sinh môi trường cho người Dao. Nghiên cứu chọn được các vấn đề ưu tiên như làm nhà tiêu chìm hợp vệ sinh, sử dụng các vật liệu sẵn có ở địa phương ..., phù hợp với điều kiện kinh tế và địa hình đồi núi rộng rãi nơi người Dao sinh sống.

 - Mô hình là một giải pháp tốt có tính khả thi cao, vì vậy ngành y tế và các cấp chính quyền tiếp tục duy trì và phát triển mô hình, mở rộng sang các xã khác trên địa bàn huyện Võ Nhai và toàn tỉnh Thái Nguyên, nhất là các địa phương có nhiều người Dao sinh sống.

* Những vấn đề bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu

Nghiên cứu đánh giá tác động của thay đổi hành vi vệ sinh môi trường cũng như các hoạt động can thiệp cần được thực hiện trong thời gian dài hơn đến tình hình ốm đau, bệnh tật của người Dao.

 

INFORMATION OF DOCTORAL DISSERTATION

PhD. Candidate HOANG ANH TUAN

Dissertation title: "The situation of sanitation behavior of Dao people in some particularly difficult communes of Thai Nguyen province and testing intervention models".

Speciality: Sociology and Hygiene Health Organization
Code number: 62.72.01.64
Full name of PhD. Candidate: Hoang Anh Tuan
Scientific supervisors:
                1. Associate Professor  Dam Khai Hoan, PhD.
                2. Associate Professor Nguyen Van Hien, PhD.

Training Institution: College of Medicine & Pharmacy, Thai Nguyen University

THE NEW SCIENTIFIC FINDINGS

1. The results of the dissertation described the overall picture of the sanitation situation of Dao people who live in especially difficult communes in Thai Nguyen.

2. The community intervention studies in ethnic Dao region particularly difficult has shown the evidence regarding elements of the Dao sanitation behaviors such as education levels, economic conditions, media, style backward habits ... All of these factors have affected, directly or indirectly, on the health and economic development, cultural and social elements of Dao community.

3. Model "Communication changes behavior about environmental hygiene to the Dao in Vu Chan commune" has mobilized resources of the community, those who participated in and improved health education is sanitation behavior to the Dao. In the model, activities such as to guide the Dao households to make sanitary pit latrines, to use the available materials such as thatch, bamboo, leaves from the local ... to suit the economic conditions and extensive mountainous terrains of the Dao households.

4. The model is integrated into the social primary health care; the functions and tasks are assigned specifically and clearly with the pivotal role of the Fatherland Front. IEC activities of sanitation are also integrated into the overall program of social and deployed to take each people. The model has linked personal duties to the local unit ... and in close collaboration between medical professionals with agencies and local organizations. This model is the basis for sustainable development and feasible contribution to improve the health of the Dao ethnic minorities in particular and especially difficult communes in Thai Nguyen province in general.

 PRACTICAL APPLICABILITY AND ISSUES NEEDING FOR FURTHER STUDIES

* Practical applicability:

- The model, integrated and closely coordinated with health care agencies and local organizations, took the Fatherland Front as the core has mobilized the resources of the community, participating in health education communication, improve sanitation behavior to the Dao. The research has chosen the priority issues such as sanitary submerged latrines, using available materials in local... in accordance with economic conditions and mountainous terrain where the Dao widely live.

  - The model is a good feasible solution, so the health sector and all levels of the government continue to maintain and develop the model, expanding to other villages in Vo Nhai district and Thai Nguyen province, especially the areas where Dao people live.

* Issues needing for further studies:

The study evaluated the impact of behavior change about sanitation as well as the interventions should be implemented in the longer time to the situation of sickness, disease of the Dao.

Các bài liên quan