Thông tin luận án

Ngày 27-12-2014

Thông tin luận án của NCS. Nguyễn Ngọc Nghĩa

Tên đề tài luận án:  “Thực trạng và hiệu quả can thiệp dự phòng bệnh răng miệng ở học sinh tiểu học người Mông tỉnh Yên Bái”.

Chuyên ngành: Vệ sinh xã hội học và Tổ chức y tế

Mã số: 62.72.01.64

Họ và tên NCS: Nguyễn Ngọc Nghĩa

Khóa đào tạo: 2010-2013

Người hướng dẫn khoa học:  PGS.TS. Trịnh Đình Hải

Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Y Dược

Cơ sở đào tạo: Đại học Thái Nguyên

NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN

1. Đề tài luận án đã xác định được tỷ lệ bệnh răng miệng ở học sinh tiểu học người Mông ở hai huyện vùng cao tỉnh Yên Bái là 71,4 %, trong đó bệnh sâu răng chiếm 69,6 %, viêm lợi chiếm 50,1 %.

2. Mô hình huy động cộng đồng địa phương tham gia vào chăm sóc sức khỏe răng miệng cho học sinh tiểu học người Mông đã thu hút sự quan tâm của cộng đồng, sự phối hợp chặt chẽ giữa trạm y tế, nhân viên y tế thôn bản, giáo viên nhà trường, lãnh đạo xã và trưởng các thôn bản để thực hiện hoạt động có hiệu quả. Hoạt động can thiệp giúp cho giáo viên và cán bộ y tế làm tốt hơn công tác quản lý, theo dõi sức khỏe cho học sinh tại trường, nâng cao nhận thức của phụ huynh học sinh, của cộng đồng về dự phòng bệnh răng miệng tại nhà. Hoạt động kiểm tra, giám sát đã giúp cho lãnh đạo và các ban ngành của xã đánh giá được kết quả triển khai hoạt động, kịp thời điều chỉnh kế hoạch phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương. Mô hình can thiệp đã tác động không nhỏ đến hành vi của phụ huynh học sinh, cộng đồng người Mông và các hoạt động này sẽ làm cơ sở để người Mông sớm thay đổi và loại bỏ hành vi có hại cho sức khỏe răng miệng ở học sinh.

3. Đề tài đã đi sâu nghiên cứu về các phong tục tập quán của người Mông trong hoạt động chăm sóc sức khỏe răng miệng cho học sinh, người Mông chưa coi trọng đến sức khỏe, nhiều phong tục tập quán lạc hậu có hại đến sức khỏe vẫn còn lưu truyền.

4. Sau hoạt động can thiệp, tỷ lệ kiến thức, thái độ, thực hành của học sinh tăng tương ứng 36,9 %, 42,9 %, 68,3 %. Kiến thức, thái độ, thực hành chăm sóc răng miệng cho học sinh của giáo viên, phụ huynh học sinh tại các trường can thiệp thay đổi rõ rệt. Đối với giáo viên tăng tương ứng 74,9 %, 61,6 %, 76,8 %, đối với phụ huynh tăng tương ứng 47,5 %, 31,2 %, 35,1 %. Hiệu quả can thiệp rõ rệt đối với bệnh sâu răng: răng sữa đạt 7,2 %, răng vĩnh viễn đạt 10,6 %, bệnh viêm lợi đạt 34,4 %. Hiệu quả can thiệp đối với bệnh quanh răng (chảy máu lợi và cao răng) đạt 31,7 %.

 

CÁC ỨNG DỤNG, KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN, NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN BỎ NGỎ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

* Các ứng dụng, khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu được cập nhật, bổ sung vào thực trạng bệnh răng miệng ở học sinh tiểu học tỉnh Yên Bái. Cách thức tổ chức hoạt động của mô hình, tài liệu truyền thông về dự phòng bệnh răng miệng đã ứng dụng thành công tại 2 trường can thiệp, bước đầu được cộng đồng chấp nhận, có tính khả thi sẽ được tiếp tục duy trì và nhân rộng ra các trường tiểu học khác của tỉnh Yên Bái.

 

* Những vấn đề bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu:

Nghiên cứu mô hình huy động cộng đồng chăm sóc sức khỏe răng miệng ở học sinh trung học cơ sở.

Nghiên cứu đánh giá một cách toàn diện hơn về những yếu tố xã hội ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng ở học sinh như chất lượng nhân lực, trang thiết bị, thuốc điều trị và các cơ sở vật chất.

 Nghiên cứu về chi phí hiệu quả để làm cơ sở khuyến cáo phát triển cơ chế chính sách trong công tác chăm sóc sức khỏe răng miệng cho học sinh.

 

INFORMATION OF DOCTORAL DISSERTATION

PhD. Candidate: Nguyen Ngoc Nghia

 

Title of dissertation: "Status and effective intervention of oral and dental diseases of Mong pupils in primary schools in Yen Bai province”

         Speciality: Sociological Hygiene and Health Organization

         Code number: 62.72.01.64

 PhD. candidate: Nguyen Ngoc Nghia

Training course: 2010-2013

Scientific Supervisor:    Asso. Prof. Trinh Đinh Hai, PhD.

Training Institution: College of Medicine & Pharmacy, Thai Nguyen University

 

THE NEW SCIENTIFIC FINDINGS

 

1. The study identified that the rate of dental disease in Mong primary school pupils in two mountainous districts in Yen Bai province is 71.4% of which tooth decay accounts for 69.6% and gingivitis accounts for 50.1%.

2. Model of community mobilization on taking care of dental health for Mong primary school pupils are interested by community. In this model, coordination among commune health centers, village health staff, school teachers, schools and community leaders are very closed and effective. Interventions has helped teachers and health workers make a better monitoring and management of pupils’ health at the schools; it has also enhanced awareness of parents and community in prevention of dental diseases at home. Supervision activities have helped communal leaders and involved stakeholders in evaluation of the intervention and adjust the intervention plan timely in accordance with the real local situation. Intervention model has affected parent’s behaviors and Mong people community. This is a basis for them to give up habits which harm the pupils’ dental health.

3. Dissertation deeply studied Mong’s customs and habits of dental health care for pupils. As the fact that, Mong people do not pay much attention to their health. There are a lot of old customs and habits that harm their health.

4. After intervention, knowledge, attitude and practice of pupils increased respectively 36.9%, 42.9%, 68.3%. Knowledge, attitude and practice of teachers and pupil’s parents changed significantly, the teacher increased respectively 74.9%, 61.6%, 76.8%, the pupil’s parents increased respectively 47.5%, 31.2%, 35.1%.  Efficiency of intervention for tooth decay: milk tooth; permanent tooth and gingivitis achieved respectively 7.2%, 10.6%  and 34.4%. Efficiency of intervention for periodontal disease (bleeding gums, tartar) achieved 31.7%.

 

PRACTICAL APPLICABILITY AND THE NEEDS FOR FURTHER STUDIES

* Practical applicability:

Research results are updated on dental diseases in primary school pupils in yen Bai province. The intervention model and communication materials, which were successfully implemented in 2 schools, are accepted by the community and there is a possibility for scaling up to other schools in Yen Bai province.

* Opening issues for further studies:

Study on the model of community mobilization on taking care of dental health for secondary school children. Further study to evaluate the overall social elements that can affect children dental health such as human resource quality, equipments, medication, and infrastructure is necessary. Study on cost and effectiveness to recommend for policy mechanism development of dental health care for mountainous pupils.

Các bài liên quan