Toàn văn Luận án tiến sĩ
Ngày 03-01-2014
Thông tin luận án của NCS Bùi Thị Thơm (21/06/2011)
Tên đề tài luận án tiến sĩ: "Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt".
Chuyên ngành: Chăn nuôi động vật.
Mã số: 62 62 40 01.
Họ và tên NCS: Bùi Thị Thơm.
Người hướng dẫn:
1. PGS.TS. Trần Văn Phùng;
2. PGS.TS. Hoàng Toàn Thắng.
Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm.
Cơ sở đào tạo: Đại học Thái Nguyên.
NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN TIẾN SĨ
- Xác định được tỷ lệ protein và một số axit amin thiết yếu trong thức ăn hỗn hợp trên nền nguyên liệu địa phương cho lợn lai 4 giống ngoại nuôi thịt đảm bảo tốc độ sinh trưởng, tỷ lệ nạc cao và hiệu quả sử dụng thức ăn tốt.
- Ứng dụng khẩu phần có tỷ lệ protein và axit amin hợp lý cho lợn lai 4 giống ngoại đã làm giảm thiểu mức thải nitơ và lưu huỳnh trong phân và nước tiểu, góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường.
CÁC ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
- Đề tài đưa ra 2 công thức thức ăn có tỷ lệ protein thích hợp, cân đối một số axit amin tổng hợp (lysine, methionine và threonine) vào khẩu phần ăn cho lợn thịt đạt kết quả tốt về sinh trưởng, tiết kiệm thức ăn đạm, giảm ô nhiễm môi trường và ứng dụng sản xuất công nghiệp 2 công thức này tại công ty thức ăn chăn nuôi Đại Minh – thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên.
- Khuyến cáo ứng dụng công thức thức ăn có tỷ lệ protein 17%, 11 g lysine/kg thức ăn ở giai đoạn sinh trưởng; 15% protein, 9 g lysine/ kg thức ăn ở giai đoạn vỗ béo và khẩu phần có tỷ lệ protein 17%, 10 g lysine/kg thức ăn ở giai đoạn sinh trưởng; 15% protein, 8 g lysine/ kg thức ăn ở giai đoạn vỗ béo để nuôi lợn lai 4 giống ngoại thương phẩm ở Thái Nguyên và địa phương khác nhằm phát triển chăn nuôi bền vững, có hiệu quả kinh tế và góp phần bảo vệ môi trường.
- Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, NCS mới chỉ cân đối được một số axit amin thiết yếu đầu tiên (lysine, threonine và methionine) mà chưa cân đối được các axit amin thiết yếu khác, do vậy cần tiếp tục nghiên cứu xác định tỷ lệ thích hợp các axit amin thiết yếu khác.
INFORMATION OF DOCTORAL DISSERTATION
Full name of candidate: Bui Thi Thom.
Title of dissertation: “Determination of optimal protein level in exotic fattener pig’s diet bases on balancing some amino acids”.
Speciality: Animal Husbandry.
Code number: 62 62 40 01.
Supervisor:
1. Ass Prof. Dr. Tran Van Phung
2. Ass Prof. Dr. Hoang Toan Thang
Institution: College of Agriculture and Forestry - Thai Nguyen University.
THE NEW SCIENTIFIC FINDINGS
The study has determined the optimal protein and some essential amino acids level in local ingredients based tablete mixed feed for exotic 4-breed hybrid pig which ensured well pig performance, high percentage of lean meat and good feed utilization efficiency.
The utilization of a diet with optimal protein and amino acid level for exotic 4-breed hybrid pigs has reduced urinal and faecal nitrogen and sulfur excretion, contributed to environment pollution reduction.
PRACTICAL APPLICATIONS AND ISSUES NEED FURTHER STUDY
Two formulas were determined with rate of appropriate protein, balancing some amino acids (lysine, methionine and threonine) in the diets for fattening pigs to achieve well performance, high percentage of lean meat and good feed utilization efficiency, contributed to environment pollution reduction which was applied in animal feed company Dai Minh - Song Cong town, Thai Nguyen province.
Applications of experimental diet (17% protein, 11 g lysine / kg feed in the growing period and 15% protein, 9 g lysine / kg feed in fattening priod) and experimental unit’s diet (17% protein, 10 g lysine / kg feed in the growing period and 15% protein, 8 g lysine / kg feed in fattening period) for commercial exotic hybrid fattener in Thai Nguyen and other localities to develop sustainable animal husbandry practice, improve economic efficiency and contribute to protect the environment.
Within scope of our study, we were able to balance 3 first essential amino acids only (lysine, threonine and methionine), therefore other essential amino acids should be futher studied.