Thông tin luận án của NCS Nguyễn Tuấn Khanh (23/12/2010)

09:44 | 23/12/2010

Tên đề tài luận án:Đánh giá ảnh hưởng của sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật đến sức khoẻ người chuyên canh chè tại Thái Nguyên và hiệu quả của biện pháp can thiệp”

Chuyên ngành: Vệ sinh xã hội học và Tổ chức y tế

Mã số: 62 72 73 15;

Họ và tên người hướng dẫn:

1. GS.TS. Đỗ Văn Hàm;

2. GS. TSKH. Nguyễn Văn Dịp.

Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Y Dược

Cơ sở đào tạo: Đại học Thái Nguyên.

NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN

1. Luận án đã đưa ra được bộ chỉ số về KAP và cơ cấu bệnh tật của người nông dân chuyên canh chè tại Thái Nguyên đặc biệt là xây dựng được mô hình can thiệp bảo vệ sức khoẻ của người nông dân chuyên canh chè đầu tiên phù hợp với đặc thù của khu vực miền núi đó là mô hình dựa trên sự gắn kết 3 nhân tố “Nông dân - Tiểu thương buôn bán HCBVTV - Cán bộ y tế”.

2. - Mô hình “Nông - Tiểu - Cán” là một phát hiện mới mang tính đột phá về cách tiếp cận. Đây là mô hình đầu tiên được triển khai tại cộng đồng nhằm cải thiện sức khoẻ người nông dân chuyên canh chè, có sự phân tích chọn điểm nhấn để can thiệp và can thiệp có trọng điểm. Mô hình tìm ra được mối quan hệ biện chứng khách quan giữa “Nông dân - Tiểu thương buôn bán HCBVTV - Cán bộ y tế” Đưa được người kinh doanh HCBVTV vào mô hình, chính họ là người tuyên truyền, hướng dẫn nông dân sử dụng, bảo quản và phòng chống ngộ độc HCBVTV.

3. Kết quả sau 2 năm can thiệp kiến thức của người dân đã nâng lên rõ rệt, tỷ lệ các chỉ số hiệu quả đạt từ 36,9 % đến 88,7 %. Hiệu quả thực sự sau can thiệp đạt từ 21,5 % đến 66,6 %. Tỷ lệ thực hành đúng của người dân đã nâng lên rõ rệt, chỉ số hiệu quả đạt từ 23,1 % đến 88,0 %. Hiệu quả can thiệp thực sự đạt từ 13,0 % đến 61,5 %. Các dấu hiệu cơ năng thường gặp, cũng như bệnh thực thể ở những người tiếp xúc với HCBVTV giảm rõ rệt sau can thiệp, đặc biệt là các triệu chứng đau đầu (từ 84,0 % xuống 53,8 %), mệt mỏi (từ 82,4 % xuống 58,1 %), hoa mắt chóng mặt (từ 86,6 % xuống 56,4 %), run chân tay (từ 70,6 % xuống 43,6 %). Các triệu chứng, bệnh thực thể ở cơ quan mũi - họng giảm từ 84,9 % xuống còn 48,7 %, bệnh mắt của nhóm can thiệp đã giảm từ 95,0 % xuống 45,3 %. Hiệu quả can thiệp thực sự bệnh thực thể đạt từ 14,8 % đến 55,2 %.

 

Full name of candidate: Nguyễn Tuấn Khanh

Title of dissertation: "Evaluate the impact of pesticide use to farmers' health in tea cultivating in Thai Nguyen and the intervention’s effects".

Major: Sociological Hygiene and Health Organization;

Code: 62. 72. 73 .15;

Advisors:

1. Prof.  Do Van Ham, PhD. ;
2. Prof. Nguyen Van Dip, PhD.;
Institution: College of Medicine and Pharmacy - Thai Nguyen University;

THE NEW SCIENTIFIC FINDINGS

1. Thesis has produced a set of indicators of KAP and disease structure of farmers growing tea in Thai Nguyen province is to build special models of intervention to protect the health of farmers growing tea first line with the special characteristics of mountain areas such as models based on three factors cohesion “Farmers - Small Business - Medical staff”.

2. The “Farmers - Small Business - Medical staff” is a new discovery of innovative approaches. This is the first model to be deployed in communities to improve the health of farmers growing tea, the analysis highlights selected for intervention and key interventions. Model found the dialectical relationship between objective “Farmers - Small Business - Medical staff”, are given by the pesticide business model, they are the main propagation direction led farmers to use, preservation and prevention of pesticide poisoning.

3. Results after 2 years of intervention of knowledge people have improved remarkably, the percentage of indicators achieved efficiency from 36.9 % to 88.7%. Efficiency actually achieved after intervention from 21.5 % to 66.6 %. Practice the correct proportion of people has improved remarkably, achieving efficiency index from 23.1 % to 88.0 %. Effective interventions actually reach from 13.0 % to 61.5 %. The common signs of mechanical energy, as well as physical illness in people exposed to pesticides significantly reduced after intervention, particularly symptoms of headache (from 84.0 % to 53.8 %), fatigue (from 82.4 % to 58.1%), dizziness (from 86.6 % to 56.4 %), and trembling limbs (from 70.6 % to 43.6 %). Symptoms, disease entity in the body nose - throat decreased from 84.9 % to 48.7 %, eye disease of the intervention group decreased from 95.0 % to 45.3 %. Effective interventions to reach really sick from 14.8% to 55.2 %.

Các bài liên quan