Thông tin luận án của NCS Nguyễn Khắc Hùng (21/3/2009)

Đăng ngày: 31-03-2009

Tên đề tài: "Các biện pháp tổ chức giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh".

Chuyên ngành: Lí luận và Lịch sử giáo dục.

Mã số: 62.14.01.01

Nghiên cứu sinh: Nguyễn Khắc Hùng

Người hướng dẫn khoa học:

  1. PGS.TS Phạm Hồng Quang
  2. GS.TS Phạm Tất Dong

Cơ sở đào tạo: Đại học Thái Nguyên

 

NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN

- Về lí luận, xác định rõ hành vi chấp hành pháp luật tích cực hay không tích cực của những người trẻ tuổi không chỉ phụ thuộc vào mức độ hiểu biết kiến thức pháp luật và trình độ học vấn mà còn phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố trong môi trường thực thi pháp luật.  Bổ sung tiêu chí năng lực am hiểu pháp luật  và thực thi tốt pháp luật  là nội dung quan trọng trong cấu trúc nhân cách. Chiến lược giải quyết vấn đề giáo dục pháp luật phải xuất phát từ chương trình giáo dục, thay đổi các môn học thành các lĩnh vực giáo dục nền tảng.  Mục tiêu là hình thành một nền văn hoá pháp luật cho thế hệ trẻ, đặt nền tảng cho công cuộc chuẩn bị nguồn lực con người tiếp ứng cho sự phát triển bền vững của đất nước.

- Về thực tiễn, luận án đánh giá  hiệu quả của công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường còn thấp, nguyên nhân cơ bản là quá trình hình thành văn hóa pháp luật cho học sinh chưa được quan tâm trong điều kiện thiếu giáo viên giảng dạy môn giáo dục công dân; những tác động  xấu ở người lớn đến trẻ em khá mạnh trong môi trường gia đình và xã hội chưa nhất quán về nội dung và phương thức giáo dục pháp luật.

- Giáo dục pháp luật ở vùng có điều kiện KT - XH phát triển cần xuất phát từ các yếu tố đặc trưng về khả năng nhận thức của người học: kinh nghiệm sống phong phú, khả năng tiếp nhận thông tin mới rất tốt, các vấn đề xã hội thay đổi rất nhanh và môi trường xã hội thuận lợi nhưng phức tạp; các tác động trong nước, ngoài nước đến từ nhiều hướng với cường độ  dồn dập, đa chiều và phức tạp. Do vậy, cần coi trọng đánh giá năng lực ban đầu của đối tượng và đánh giá hiệu quả của công tác giáo dục pháp luật ở năng lực hoạt động thực tiễn của họ sau khi tốt nghiệp.

Các bài liên quan