Thông tin luận án

Ngày 15-11-2017

Thông tin luận án tiến sĩ của NCS. Dương Thị Hồng Yến

TRANG THÔNG TIN LUẬN ÁN CỦA NCS. DƯƠNG THỊ HỒNG YẾN


Tên đề tài luận án: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: Một nghiên cứu trong các doanh nghiệp Việt Nam

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

Người hướng dẫn: TS. Edwin P. Bernal

Địa điểm đào tạo: Khoa Quốc tế - Đại học Thái Nguyên, Việt Nam

Mô hình đào tạo: Chương trình liên kết đào tạo giữa Đại học tổng hợp Southern Luzon, Philippines và Đại học Thái Nguyên, Việt Nam

Đơn vị cấp bằng: Đại học Tổng hợp Southern Luzon, Philippines.

 

NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN

Luận án đã nghiên cứu về thực hiện trách nhiệm xã hội trong các doanh nghiệp Việt Nam bao gồm nhận thức của các doanh nghiệp về tầm quan trọng của thực hiện trách nhiệm xã hội, các thách thức mà các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt khi thực hiện trách nhiệm xã hội, sự khác nhau trong thực hiện trách nhiệm xã hội, đo lường mức độ thực hiện trách nhiệm xã hội và xác định mối quan hệ giữa mức độ thực hiện trách nhiệm xã hội và hồ sơ của doanh nghiệp. Đối tượng khảo sát của luận án là các doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX). Các kết quả nghiên cứu của luận án như sau:

1. Luận án đã chỉ ra nhận thức của các doanh nghiệp Việt Nam về việc thực hiện trách nhiệm trách nhiệm xã hội. Theo kết quả nghiên cứu của luận án, các doanh nghiệp Việt Nam chưa nhận thức đầy đủ về trách nhiệm xã hội.

2. Luận án xác định các thách thức mà các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt khi thực hiện trách nhiệm xã hội. Theo kết quả nghiên cứu của luận án, rào cản và thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội bao gồm: Nhận thức về trách nhiệm xã hội giữa các doanh nghiệp ở Việt Nam có sự khác biệt khá lớn; Thiếu nguồn tài chính và kỹ thuật để thực hiện các tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ); Việc thiếu minh bạch trong việc áp dụng trách nhiệm xã hội của công ty; Nhận thức chưa đầy đủ về các đổi mới thực hiện trách nhiệm xã hội; Không có các hướng dẫn rõ ràng về trách nhiệm xã hội; Thiếu sự đồng thuận trong việc thực hiện các vấn đề trách nhiệm xã hội.

3. Luận án đã nghiên cứu sự thực hiện trách nhiệm xã hội trong các doanh nghiệp Việt Nam dựa theo tiêu chuẩn ISO 26000:2010. Theo kết quả nghiên cứu của luận án, các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện trách nhiệm xã hội không đầy đủ và rất khác nhau. Các doanh nghiệp trong các ngành khác nhau thực hiện trách nhiệm xã hội khác nhau, trong đó các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất thực hiện đầy đủ hơn các nội dung của trách nhiệm xã hội theo tiêu chuẩn ISO 26000:2010.

4. Luận án đã đo lường mức độ thực hiện trách nhiệm xã hội - chỉ số trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp Việt Nam theo tiêu chuẩn ISO 26000:2010. Mức độ thực hiện trách nhiệm xã hội được tính toán dựa trên các thông tin về thực hiện trách nhiệm xã hội được các doanh nghiệp công bố trên các báo cáo thường niên. Theo kết quả nghiên cứu của luận án, ngành sản xuất có chỉ sô trách nhiệm cao nhất, ngành vận tải và khai khoáng có chỉ số trách nhiệm xã hội thấp nhất. Nhìn chung, các doanh nghiệp Việt Nam có chỉ sổ trách nhiệm xã hội thấp. Trong 7 nội dung của trách nhiệm xã hội theo tiêu chuẩn ISO 26000:2010, chỉ có nội dung về thực hành lao động được thực hiện đầy đủ tại các doanh nghiệp Việt Nam.

5. Luận án đã sử dụng hồi quy tuyến tính để xác định mối quan hệ giữa mức độ thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp Việt nam với hồ sơ của công ty. Theo kết quả nghiên cứu của luận án, doanh nghiệp có quy mô vốn lớn và lợi nhuận càng cao thì chỉ số trách nhiệm xã hội càng cao. Các doanh nghiệp hoạt động lâu năm có các hoạt động thực hiện trách nhiệm xã hội tốt hơn.

 

KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN BỎ NGỎ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

* Các ứng dụng và khả năng ứng dụng trong thực tiễn

Luận án đã nghiên cứu một cách đồng bộ các quan điểm về trách nhiệm xã hội, đặc biệt là việc sử dụng tiêu chuẩn ISO 26000:2010 làm cơ sở phân tích, xác định mức độ thực hiện trách nhiệm xã hội trong các doanh nghiệp Việt Nam. Điều này rất có ý nghĩa trong ngữ cảnh Việt Nam hiện nay. Thông qua kết quả nghiên cứu của luận án, các nhà làm chính sách sẽ có một cái nhìn toàn diện về thực hiện trách nhiệm xã hội trong các doanh nghiệp Việt Nam, từ đó có các chính sách phù hợp. Thông qua nghiên cứu này, các doanh nghiệp Việt nam có thể hiểu đầy đủ về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, từ đó hiểu tầm quan trọng của việc thực hiện trách nhiệm xã hội. Khuôn khổ các nội dung thực hiện trách nhiệm xã hội là một công cụ quản lý quan trọng và có giá trị trong việc đưa ra các quyết định quản lý. Luận án đã đưa ra một phương pháp xác định chỉ số trách nhiệm xã hội trong ngữ cảnh Việt Nam hiện nay dựa theo tiêu chuẩn ISO 26000:2010. Các doanh nghiệp Việt Nam, các nhà làm chính sách có thể áp dụng để xác định mức độ thực hiện trách nhiệm xã hội, từ đó có những đánh giá phù hợp. Hệ thống bảng câu hỏi điều tra được xây dựng dựa trên bộ tiêu chuẩn ISO 26000:2010 về thực hiện trách nhiệm xã hội. Các tổ chức, doanh nghiệp, nhà làm chính sách có thể sử dụng hệ thống bảng câu hỏi này để khảo sát và xác định mức độ thực hiện trách nhiệm xã hội.

* Những vấn đề còn bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu:

- Nghiên cứu mối quan hệ giữa mức độ thực hiện trách nhiệm xã hội và hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp Việt Nam

- So sánh việc thực hiện trách nhiệm xã hội ở Việt Nam và các nước đang phát triển khác như Ấn Độ, Malaysia, Philippine, Indonesia…

- Nghiên cứu việc thực hiện trách nhiệm xã hội trong các doanh nghiệp Việt Nam với việc mở rộng đối tượng khảo sát bao gồm các cơ quan quản lý Nhà nước, người lao động, cộng đồng, các nhà nghiên cứu (đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ).

 

INFORMATION OF DOCTORAL DISSERTATION

DBA Candidate: Duong Thi Hong Yen (Blue)

 

Research title: Corporate Social Responsibility: A Study of Vietnam enterprises

Specialization: Business Administration

Scientific supervisor: Dr. Edwin P. Bernal

Training location: International School - Thai Nguyen University, Viet Nam

Type of program: International joint training program between Southern Luzon State University, Philippines and Thai Nguyen University, Viet Nam

Degree granting institution: Southern Luzon State University, Philippines

 

THE NEW SCIENTIFIC FINDINGS

This study focused on the Corporate Social Responsibitity (CSR) in Viet Nam companies include perception on the importance of CSR, challenges met by companies, level of CSR implementation, relationship between the level of CSR implementation and the profile of companies. Thes respondents o the study are listed companies on HOSE and HNX. The new scientific findings are as follows:

1. Thes study identified the awareness of Vietnam enterprises on CSR. Thes research showed that they have diffierent perception on the importance of CSR. Thes survey resulfs showed that the Vietnam enterprises have not understood social responsibility properly because of the lack of clear guidelines on CSR.

2. The study identified the challenges met by companies when implementing CSR. Its results showed the barriers and challenges during the implementation of social responsibility of enterprises, including: the pretty difference on the awareness of social responsibility among businesses in Vietnam; the lack of financial and technical resources to implement the standards of corporate social responsibility (especially for small and medium enterprises); the lack of transparency in the application of CSR; the narrow perception on CSR initiatives; the unavailability of clear CSR guidelines; and the lack of consensus when implementing CSR issues.

3. The study identified the different CSR practices of the companies in Vietnam in term of 7 core subjects according to ISO 26000:2010. The findings showed that Vietnamese enterprises implement CSR incompletely. The study also pointed out that the implementation of CSR in different sectors are different. The manufacturing industry has higher level of CSR performance than other sectors.

4. The study measured the level of CSR implementation in the different companies in Vietnam in terms of 7 core areas according to ISO 26000:2010. This study calculated the level of implementation of CSR (CSR index) based on information that disclosures on the annual report of the companies. This study showed that manufacturing sector had the highest average index of CSR, transportation and mining sector had the lowest average index of CSR. In general, Vietnamese enterprises have low CSR index. With 7 core subjects according to ISO26000:2010, only Labour Practice content is fully implemented by businesses. Other contents are incomplete.

5. The study identified the relationship between the profile of the company and the degree of implementation of CSR in Vietnam companies by using linear regression. The regression results show that enterprises have a longer operating time will perform better CSR activities. The study results also indicated that the larger firm size and the higher profitability, the higher the level of implementation of CSR will be.

 

APPLICATION FEASIBILITY AND RECOMMENDATIONS FOR FURTHER STUDIES

* Application feasibility

This study synthesizes the views on CSR and specially based on ISO 26000:2010 as the basis to analyze and determine the level of implementation of CSR in Vietnam. This is significant in the context of Vietnam today. Through the results of this study, policy makers will have a comprehensive view on the implementation of CSR in Vietnam enterprises (based on ISO 26000:2010) to have the appropriate policy. Though this study, Vietnam businesses can understand the concepts and views on CSR so they can understands an importance role of the CSR implementation. The CSR framework is an essential management tool and the index is valuable for management decision making. This study developed a CSR index in Vietnam context according to ISO 26000:2010. There, the policy makers of Vietnam and companies can apply to measure the CSR practices. The survey questionnaire system is based on ISO 26000:2010 on social responsibility. Organizations, enterprises, policy makers can use this questionnaire to survey and determine the level of social responsibility.

* Recommendation for further studies

The researcher suggest future researchers conduct studies on:

- the relationship between the level of implementation of CSR and corporate performance in Vietnam enterprises.

- the comparison of the implementation of CSR of Vietnam and other developing countries such as India, Malaysia, the Philippines or Indonesia.

- the implementation of CSR in Vietnam enterprises with the involvement of more respondents including the state agencies, employees, communities.

Nguồn: Khoa Quốc Tế - Đại học Thái Nguyên

Các bài liên quan