Thông tin luận án

Ngày 04-04-2018

Thông tin luận án của NCS. Nguyễn Văn Duy

THÔNG TIN LUẬN ÁN CỦA NGHIÊN CỨU SINH NGUYỄN VĂN DUY

Tên đề tài luận án Tiến sĩ: Đánh giá sự hài lòng của công dân với các dịch vụ hành chính công ở huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội

Họ và tên NCS: Nguyễn Văn Duy

Chuyên ngành: Quản trị công

Người hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Reynaldo Nene Dusaran

Cơ sở liên kết đào tạo Việt Nam: Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Thái Nguyên.

Cơ sở nước ngoài đào tạo và cấp bằng: Trường Đại học Central Philippine

Chương trình đào tạo: Chương trình liên kết đào tạo Tiến sĩ Quản trị công giữa Đại học Thái nguyên, Việt Nam và Đại học Central Philippine, Phi-líp-pin

 

NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN


(1) Luận án đã đề xuất sử dụng mô hình SERVPERF và kiểm định mô hình được đề xuất khi nghiên cứu về sự hài lòng của công dân với các dịch vụ hành chính công ở cấp huyện.

(2) Kết quả khảo sát đã cho thấy người dân hài lòng ở mức độ cao với các dịch vụ hành chính công ở huyện Chương Mỹ. Những đổi mới trong cung ứng các dịch vụ hành chính công của huyện Chương Mỹ đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, huyện vẫn cần nỗ lực hơn nữa trong việc nâng cao sự hài lòng của công dân bởi các điểm số đánh giá mới chỉ vừa đạt ở mức độ cao.

(3) Kết quả nghiên cứu của Luận án đã chỉ ra rằng không có sự khác biệt trong sự hài lòng của công dân theo từng lĩnh vực dịch vụ, các đặc điểm nhân chủng học cũng như kinh nghiệm, hiểu biết về các dịch vụ hành chính công của người trả lời. Điều này cho thấy sự đồng nhất trong nhận định của công dân về sự hài lòng với các dịch vụ hành chính công ở huyện Chương Mỹ.

(4) Độ tin cậy và sự phản hồi là hai thành phần của chất lượng dịch vụ không có sự ảnh hưởng tới sự hài lòng của công dân. Chỉ có ba thành phần còn lại của chất lượng dịch vụ là sự hữu hình, sự đảm bảo và sự cảm thông và yếu tố giá trị cảm xúc có ảnh hưởng rõ ràng tới sự hài lòng của công dân. Trong bốn nhân tố này, sự đảm bảo là nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất, tiếp theo là sự cảm thông trong khi sự hữu hình và giá trị cảm xúc có mức độ ảnh hưởng thấp hơn.

 (5)  Luận án đã cung cấp thông tin hữu ích cho UBND huyện Chương Mỹ và các cơ quan hữu quan để có những biện pháp nhằm nâng cao sự hài lòng của công dân với các dịch vụ hành chính công.

 

KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ

BỎ NGỎ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU


* Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

- Bảng hỏi được sử dụng trong Luận án có thể được sử dụng trong khảo sát, nghiên cứu về sự hài lòng của công dân với dịch vụ hành chính công nói chung hoặc có thể tiếp tục bổ sung, cải thiện để áp dụng nghiên cứu sự hài lòng của công dân với một dịch vụ hành chính công cụ thể.

- Các đề xuất trong Luận án có thể được áp dụng trong việc cung cấp dịch vụ hành công của huyện Chương Mỹ, có thể nghiên cứu áp dụng cho cấp huyện nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, sự hài lòng của công dân.

* Những vấn đề bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu:

- Nghiên cứu riêng biệt về sự hài lòng của công dân theo từng dịch vụ hành chính công được cung cấp ở cấp huyện trong một phạm vi rộng hơn.

- Tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố khác như là các biến điều tiết ảnh hưởng tới sự hài lòng của công dân với các dịch vụ hành chính công.

 

 

INFORMATION OF DOCTORAL DISSERTATION


Dissertation title: Assessing Citizens’ Satisfaction with the Public Administrative Services at Chuong My District, Hanoi City

Full name of Ph.D student: Nguyen Van Duy

Major: Public Management

Scientific Supervisor: Dr. Reynaldo Nene Dusaran

Training Location: Thai Nguyen University of Economics and Business Administration, Thai Nguyen University, Vietnam

Degree Granting Institution: Central Philippine University, the Philippines

Training Program: The Joint Doctor Degree Program in Public Management between Thai Nguyen University, Vietnam and Central Philippine University, the Philippines

 

THE NEW SCIENTIFIC FINDINGS


First, the dissertation develops SERVPERF model and empirically tests their applicability in delivery of the public administrative services at district level.

Second, the results from the survey show that the resident-respondents were highly satisfied of the public administrative services of Chuong My district. The innovations in the public administrative services delivery have gained certain results. However, Chuong My district still needs to exert some efforts to improve citizens’ satisfaction because the mean score of Citizen’s Satisfaction only lay in the beginning of Highly Satisfied level

.Third, the dissertation also shows that there were no significant differences in the satisfaction of respondents with the public administrative services according to their demographic characteristics, experience, knowledge and sectors of public administrative services. So the results of analysis have shown that the equality in the citizens' perception of satisfaction with public administrative services at Chuong My district.

Fourth, Reliability and Responsiveness are two components of service quality which did not affect the Citizens’ Satisfaction. Only three components of public administrative services quality including Tangibility, Assurance, Empathy and Emotional Value were significant determinants of satisfaction.  Among the four factors, Assurance appeared to be the major determinant followed by Empathy while Tangibility and Emotional Value showed to be the least.

Fifth, and finally, this dissertation provided helpful information for People’s Committee of Chuong My district and related  organizations as the foundation in setting up policies and plans so as to enhance the satisfaction of the citizens about the public administrative services.

 

PRACTICAL APPLICABILITY AND RECOMMENDATIONS

FOR FURTHER STUDIES

* Practical applicability:

- Questionnaire of this dissertation can be deployed in surveying and researching the citizens’ satisfaction with public administrative services or can be added, improved to be applied in researching the citizen’s satisfaction with a specific public administrative service;

- The recommendations of this dissertation can be used for delivering public administrative services at Chuong My district; can be examined to be applied at district level to improve the quality of services, citizens’ satisfaction.

* Recommendations for further studies:

- Researching the citizens’ satisfaction by each public administrative service at district level with the enlarging the scope;

- Researching the effects of other variables as moderating variables on the citizens’ satisfaction with public administrative services.

 

Nguồn: Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên                                                                                                                 

Các bài liên quan