Thông tin luận án

Ngày 16-01-2024

Trang thông tin luận án tiến sĩ của Nghiên cứu sinh Dương Thị Thuý Vinh

TRANG THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ

 

Tên đề tài luận án tiến sĩ: Hành động ngôn ngữ trong Truyện Kiều

Ngành: Ngôn ngữ Việt Nam;                     Mã số: 92 201 02

Họ và tên NCS: Dương Thị Thuý Vinh

Người hướng dẫn khoa học: 

  1. GS.TS. Bùi Minh Toán
  2. PGS.TS. Nguyễn Văn Lộc

Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên

 

NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN

  1. Luận án góp phần hệ thống hoá, bổ sung và làm rõ thêm, phong phú thêm một số khía cạnh của lí thuyết về hành động ngôn ngữ (HĐNN) như: vấn đề ranh giới giữa các loại HĐNN và cách phân loại các HĐNN, cách xác định chúng trong những phát ngôn; vấn đề xác định các kiểu câu theo mục đích nói, mối quan hệ giữa việc phân loại HĐNN với việc phân loại câu theo mục đích nói. Luận án còn cho thấy vai trò của HĐNN trực tiếp, HĐNN gián tiếp đối với việc thể hiện, khắc họa đặc điểm, tính cách nhân vật và thể hiện tư tưởng của tác giả xét trên cứ liệu truyện thơ nói riêng và tiếng Việt nói chung. Ngoài ra, luận án cũng đã xác định được một số vấn đề lí luận về tác phẩm văn học, trong đó chú ý đến ngôn ngữ nhân vật, ngôn ngữ tác giả làm cơ sở cho việc xác định các HĐNN trong thể loại truyện thơ và cách phân biệt HĐNN trong thơ với HĐNN trong văn xuôi.
  2. Luận án nghiên cứu một cách tổng thể về các HĐNN trong Truyện Kiều thông qua việc phân loại, xác lập, thống kê, phân tích và làm sáng tỏ các biểu thức ngôn ngữ, các từ ngữ được sử dụng trong mỗi loại HĐNN. Trên cơ sở đó, luận án làm rõ mối quan hệ giữa việc nghiên cứu về HĐNN trong Truyện Kiều với giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. Không chỉ vậy, luận án còn cung cấp thêm cách nhìn mới về giá trị của Truyện Kiều trên cơ sở đối chiếu cách thể hiện gián tiếp các HĐNN của 2 tác phẩm Kim Vân Kiều truyện (của Thanh Tâm Tài Nhân) và Truyện Kiều (của Nguyễn Du). Điều này góp phần làm rõ sự sáng tạo, những đóng góp của Nguyễn Du, khẳng định thêm vị trí là “kiệt tác”, “kinh điển” của Truyện Kiều trong nền văn học dân tộc và trên thế giới.
  3. Về thực tiễn, luận án là một trong những minh chứng rõ nét cho phong cách nghệ thuật bậc thầy, tài năng xuất chúng của Nguyễn Du, cho cái hay, cái đẹp của tiếng Việt. Như vậy, luận án góp phần làm nổi bật các giá trị về phương diện ngôn ngữ, văn học và văn hoá của Truyện Kiều. Đồng thời, cách thức nghiên cứu về HĐNN trong Truyện Kiều có thể ứng dụng vào phân tích các tác phẩm thuộc các thể loại khác nhau, mở rộng nội dung và phạm vi cho những nghiên cứu tiếp theo vào dạy học ngôn ngữ và văn học.

 

CÁC ỨNG DỤNG, KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN

HOẶC NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN BỎ NGỎ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

CÁC ỨNG DỤNG, KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN

Luận án có thể là một tài liệu tham khảo hữu ích cho cán bộ giảng dạy, nhà khoa học, nghiên cứu viên, sinh viên thuộc ngành Ngôn ngữ Việt Nam, Văn học Việt Nam, phương pháp dạy học tiếng Việt và văn học.

Kết quả nghiên cứu của luận án cũng là tài liệu tham khảo tốt cho việc nghiên cứu, dạy học về Truyện Kiều nói riêng, về dạy học ngữ văn và ngữ dụng học nói chung trong chương trình giáo dục phổ thông.

Luận án cũng là gợi ý cho các nhà quản lý, biên soạn tài liệu bồi dưỡng, các tác giả biên soạn sách giáo khoa, sách tham khảo của chương trình Ngữ văn phổ thông bổ sung thêm các nội dung học về Truyện Kiều, về hành động ngôn ngữ; cụ thể hoá, sâu sắc thêm các nội dung có liên quan khi sử dụng kết quả nghiên cứu làm ví dụ minh hoạ, xây dựng các bài tập, đề tài, …

NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN BỎ NGỎ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu, tìm hiểu về HĐNN trong những tác phẩm truyện bằng thơ có đặc trưng riêng do có sự đan xen giữa chất tự sự và trữ tình. Khi ngôn từ được sử dụng ngắn gọn, cô đọng, tinh tế, sâu sắc hơn thì dấu hiệu nhận diện các HĐNN cũng sẽ khó khăn hơn và ranh giới giữa các HĐNN cũng sẽ mờ nhạt hơn, khó phân định hơn, đặt ra những thách thức đối với người nghiên cứu. Với quy định giới hạn về dung lượng, luận án mới chỉ dừng lại ở việc xác định một số dấu hiện để nhận diện HĐNN trong truyện thơ, sự khác biệt giữa HĐNN trong thơ với HĐNN trong truyện. Nếu chỉ ra được đặc trưng về cách sử dụng HĐNN với từng thể loại, có sự đối chiếu với các tác phẩm thơ, truyện, tiểu thuyết cùng thời thì nội dung luận án sẽ sâu sắc và toàn diện hơn. Đây là vấn đề cần tiếp tục được tìm hiểu và làm rõ thêm.

Việc vận dụng các thành tựu trong ngôn ngữ học và nghiên cứu văn học để khảo sát đặc điểm của ngôn ngữ văn học nói chung và đặc điểm ngôn ngữ của tác phẩm, tác gia văn học nói riêng là rất cần thiết. Muốn lĩnh hội một tác phẩm văn học, cần có quá trình thâm nhập và phân tích ngôn ngữ của bản gốc. Trong điều kiện và khả năng cho phép của người nghiên cứu, Truyện KiềuKim Vân Kiều truyện mới chỉ được tìm hiểu qua bản dịch nghĩa. Nếu nghiên cứu trên bản chữ Nôm (với Truyện Kiều) và chữ Hán (với Kim Vân Kiều truyện) thì việc đối chiếu, so sánh và nhận diện các giá trị của hai tác phẩm sẽ thích hợp, đầy đủ và chính xác hơn. Vì thế, đây sẽ là nội dung gợi mở cho việc triển khai các hướng nghiên cứu tiếp theo liên quan đến hành động ngôn ngữ, Truyện KiềuKim Vân Kiều truyện.

 

INFORMATION OF DOCTORAL DISSERTATION

 

Dissertation title: Speech actions in Truyen Kieu

Speciality: Vietnamese Linguistics;    Code: 92 201 02

PhD. Candidate: Dương Thị Thuý Vinh

Supervisors: 

1. Professor.Dr Bui Minh Toan

2. Associate Professor.Dr Nguyen Van Loc

Training Institute: University of Education - Thai Nguyen University

 

NEW SCIENTIFIC FINDINGS OF THE DISSERTATION

  1. The thesis contributes to systematizing, supplementing, and clarifying various theoretical aspects of speech actions. These include the delineation of boundaries between different types of speech actions in discourse, the classification of speech actions in discourse, and the methods for identifying them in utterances. The thesis also addresses issues related to determining sentence types based on communicative purposes, the relationship between classifying speech actions in discourse and classifying sentences according to communicative purposes. Furthermore, it explores the role of direct and indirect speech actions in portraying and depicting the characteristics, personalities of characters, and expressing the author's ideas, particularly in the context of poetic narratives in general and Vietnamese language in particular. Additionally, the thesis identifies certain issues related to poetry, with a focus on character language and author language as a basis for determining speech actions in poetic narratives and distinguishing speech actions in poetry from those in prose.
  2. The thesis comprehensively investigates speech actions in "Truyen Kieu" through classification, establishment, statistical analysis, and elucidation of linguistic expressions and vocabulary used in each type of language action. Based on this, the thesis clarifies the relationship between the study of speech actions in "Truyen Kieu" and the content and artistic value of the work. Moreover, it offers a fresh perspective on the value of "Truyen Kieu" by comparing the indirect speech actions of two works: "Kim Van Kieu truyen" (of Thanh Tam Tai Nhan) and "Truyen Kieu" (of Nguyen Du). This contributes to highlighting the creativity and contributions of Nguyen Du, reaffirming the position of "masterpiece" and "classic" for "Truyen Kieu" in the national and global literary context.
  3. In practical terms, the thesis serves as clear evidence of the masterful artistic style and exceptional talent of Nguyen Du, showcasing the beauty and excellence of the Vietnamese language. Thus, the thesis highlights the values of language, literature, and culture in "Truyen Kieu". Simultaneously, the research methodology on speech actions and "The Tale of Kieu" can be applied to analyze works of different genres, expanding the content and scope for future studies.

 

APPLICATIONS IN PRACTICE AND THE NEEDS FOR FURTHER STUDIES

The practical applications

The thesis can serve as a valuable reference document for educators, scientists, researchers, and students in the fields of Vietnamese Language, Vietnamese Literature, Vietnamese language and literature teaching methods.

The research findings of the thesis are also a useful reference for studying and teaching "Truyen Kieu," specifically, as well as for teaching literature and pragmatics in general in the high school education curriculum.

The thesis also provides suggestions for administrators, curriculum developers, and textbook authors to enhance the training materials. Specifically, it recommends supplementing the high school literature curriculum with additional content on "Truyen Kieu" and speech actions. The research results can be used to illustrate examples, develop exercises, topics, etc.

Further studies needed

Researching and exploring speech actions in poetic narratives have their own distinctive characteristics because there is a blend of self-expression and romanticism in the work. When the language used is more concisely, condensedly, elegantly, and profoundly, the signs to identify speech actions become more challenging, and the boundaries between actions become blurred and harder to distinguish, poses challenges for researcher. Due to limitations in space, the thesis only stops at identifying some indicators to recognize speech actions in poetic narratives, highlighting the differences between speech actions in poetry and prose. If the characteristics of speech actions can be pinpointed for each genre, with comparisons to works of poetry, prose, and novels from the same period, the thesis content will be more profound and comprehensive. This is an area that needs further exploration and clarification.

The application of achievements in linguistics and literary research to examine the characteristics of literary language in general and the language features of specific literary works and authors is crucial. To truly understand a literary work, an in-depth process of immersion and language analysis of original is necessary. Due to the researcher's conditions and capabilities, "Truyen Kieu" and "Kim Van Kieu truyen" have only been studied through translated versions. Researching in Nôm (with “Truyen Kieu”) and Han characters (with “Kim Van Kieu truyen”) would allow for more complete, and accurate comparisons and identification of the values of these two works. Therefore, this could be a starting point for future research related to speech actions, "Truyen Kieu" and "Kim Van Kieu truyen".

 

Nguồn: Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên.

Các bài liên quan