Thông tin luận án
Ngày 18-11-2013
Thông tin luận án của NCS Đỗ Thị Thanh Hoa
Tên đề tài luận án: Phân tích quản lý tài chính của Trường Đại học Lao động – Xã hội: cở sở để phân bổ các nguồn lực hiệu quả.
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Họ và tên NCS: Đỗ Thị Thanh Hoa
Khoá đào tạo: 2009 - 2013
Người hướng dẫn khoa học: TS. Joanna Paula Ellaga
Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên
Cơ sở đào tạo: Chương trình liên kết đào tạo Tiến sĩ Quản trị kinh doanh giữa Đại học Thái Nguyên - Việt Nam và Đại học tổng hợp Southern Luzon –Philippines.
Đơn vị cấp bằng: Đại học tổng hợp Southern Luzon – Philippines.
NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN
1. Luận án đã đánh giá tình hình phân bổ các nguồn lực tài chính của Trường Đại học Lao động – Xã và chỉ ra các nguyên nhân, cụ thể là: Thực trạng phân bổ nguồn tài chính được đánh giá chủ yếu ở mức chưa hài lòng lắm. Trong đó nguồn lực đầu tư cho lao động chủ yếu được đánh giá ở mức chưa hài lòng lắm với tỷ lệ là 68,4%, nguyên nhân chủ yếu là do tiền lương vẫn còn thấp và cách thức phân phối tiền lương chưa hợp lý. Nguồn lực đầu tư cho chương trình cũng được đánh giá thấp, tỷ lệ chưa hài lòng lắm chiếm đa số 60,6%, nguyên nhân chủ yếu là do chương trình không đủ hấp dẫn với sinh viên và không phù hợp với việc tiếp thu kiến thức của sinh viên. Nguồn lực đầu tư cho dịch vụ đào tạo tuy cao nhưng chưa hiệu quả, nguyên nhân chủ yếu là do việc giải đáp thắc mắc chậm và chưa hợp lý, cung cấp thông tin còn chậm và thiếu chính xác.
2. Luận án đã đánh giá thực trạng quản lý tài chính của Trường Đại học Lao động – Xã hội với tỷ lệ hài lòng là 50,6%, tỷ lệ chưa hài lòng lắm chiếm 39,9%, tỷ lệ không hài lòng chiếm 10,6%. Trong đó yếu tố chính tác động đến quản lý tài chính là do nguồn lực tài chính còn thiếu và sự phân bổ nguồn lực chưa hợp lý.
3. Luận án đã đưa ra được mô hình hồi quy tương quan giữa quản lý tài chính và các nguồn lực phân bổ, từ đó đánh giá tác động của các nguồn lực phân bổ đến quản lý tài chính và đưa ra phương án phân bổ tối ưu với nguồn lực tài chính hiện có.
4. Luận án đề xuất phương án phân bổ nguồn lực tài chính của Trường Đại học Lao động – Xã hội theo tỷ lệ từng mục chi như sau: tiền lương 46,11%, đầu tư cho phát triển chuyên môn và chất lượng giảng dạy 12,67%, đầu tư cho phát triển nghề nghiệp 3,39%, đầu tư trang thiết bị và cơ sở vật chất 7,47%, đầu tư cho chương trình 12,97%, đầu tư cho dịch vụ đào tạo 17,39%. Phương án phân bổ này giúp cho Trường Đại học Lao động – Xã hội đạt được hiệu quả tài chính tối ưu trong hiện tại
5. Luận án đề xuất việc ưu tiên phân bổ nguồn lực dựa trên hệ số tương quan của mô hình hồi quy: ưu tiên phân bổ nguồn lực tài chính vào đầu tư nguồn nhân lực, tiếp theo là đầu tư cho phát triển chương trình học, trang thiết bị và cơ sở vật chất và cuối cùng là đầu tư cho phát triển dịch vụ của Trường Đại học Lao động – Xã hội
KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẪN ĐỀ CÒN BỎ NGỎ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
Ứng dụng/khả năng ứng dụng:
- Khả năng ứng dụng của phương án phân bổ tài chính trong thực tiễn có tính khả thi cao do phương án phân bổ mà luận án đưa ra rất cụ thể và phù hợp với kế hoạch phát triển của Trường Đại học Lao động – Xã hội, đó là chú trọng cho đầu tư cho phát triển chất lượng đội ngũ cán bộ giảng viên xây dựng môi trường làm việc tốt nhằm tạo động lực tăng năng suất lao động, tạo sự gắn bó của giảng viên với nhà trường và giảm mục chi dịch vụ đào tạo.
- Các nhà quản lý tài chính ở các trường đại học công lập có thể tham khảo phương án phân bổ nguồn lực mà luận án đề xuất cho đơn vị mình.
- Nhà nước có thể tham khảo phương án phân bổ nguồn lực trong luận án để phân bổ ngân sách cho giáo dục.
* Những vấn đề bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu:
Cần tiến hành áp dụng nghiên cứu và thử nghiệm trong phạm vi rộng rãi hơn cho các trường đại học công lập.
INFORMATION OF DOCTORAL DISSERTATION
DBA candidate: Do Thi Thanh Hoa (Emily)
Research title: Analysing financial management of ULSA: Basis for efficient resource allocation
Speciality: Business Administration
DBA candidate: Do Thi Thanh Hoa
Training course: 2009 - 2013
Scientific supervisor: Dr. Joanna Paula Ellaga
Training of program: International joint training program on DBA between Thai Nguyen University – Viet Nam and Southern Luzon State University – Philippines.
Degree granting institution: Southern Luzon State University, Philippines.
THE NEW SCIENTIFIC FINDINGS
1. The dissertation evaluated the situation of allocation of financial resources of University of Labor - Social and pointed out causes, namely: Situation of financial allocations is evaluated mainly in the fairly agree . In this, the resource investment for salary assessed at faily agree with the rate of 68.4 %, the main reason is because salary is still low and the distribution of salary is irrational. Resource investment for the program are also underestimated, the ratio of fairly agree is 60.6 %, the main reason is because the program is not interesting to students and does not match the absorption knowledge of students. Resources investment in service provision is high but not yet effective , the main reason is due to solving questions not fast and unreasonably, providing information slowly and inaccurately .
2. The dissertation reviewed the current status of financial management at the University of Labor - Social with rate of agree is 50.6%, rate of fairly agree is 39.9%, the rate of disagree accounted for 10.6%. The main factors affecting the financial management are lack of financial resources and the irrational allocation of resources.
3. The dissertation showed regression correlation model between financial management and resource allocations to assess the impact of the resources allocation to financial management and provide optimum allocation of financial resources model with the available financial resources.
4. The dissertation proposes efficient the allocation of financial resources of the University of Labor – Social Affair and the rate of each item as follow: Salary for faculty 46.11%, professional development and teaching quality 12.67%, career development 3.39%, equipment and infrastructure 7.47%, Course program 12.97%, service provision 17.39%. This allocation plan help the University of Labor - Social to achieve optimal effect of financial management in the current period.
5. The dissertation proposes priority allocation of financial resources based on the correlation coefficient of the regression model: priority the allocation of resources to human capital investment, followed by investment in program development, equipment and facilities, finally investment for the services development of University of Labor – Social Affair.
PRACTICAL APPLICATIONS AND THE NEEDS FOR FURTHER STUDIES
Practical applications/ ability to apply
- Applicability of financial allocation schemes in practice is feasible because allocation plans that the dissertation offers is very specific and consistent with the development plan of University of Labour - Social Affair: it is to focus to invest to develop quality of faculty and working environment to create good motivation to increase productivity, create engagement or faculty with the school and reduce investment for the item of service provision
- The financial manager in other public universities can refer to resource allocation schemes –that the dissertation proposed for their units.
- State may refer to resource allocation schemes in this dissertation for budget allocation for education.
Needs for further studies
It is necessary to conduct research, applying and testing in the wider scope for public universities.