Thông tin luận án

Ngày 11-12-2015

Thông tin luận án của NCS. Nông Thị Thu Trang

 

Tên đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học viêm nhiễm dường sinh dục dưới ở phụ nữ nông thôn miền núi tỉnh Thái Nguyên và hiệu quả giải pháp can thiệp”

Chuyên ngành: Vệ sinh xã hội học và Tổ chức Y tế

Mã số: 62. 72. 01. 64

Họ và tên NCS: Nông Thị Thu Trang

Người hướng dẫn khoa học:

1. PGS.TS. Đàm Khải Hoàn

2. PGS.TS. Nguyễn Đức Hinh

Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Y Dược

Cơ sở đào tạo: Đại học Thái Nguyên

NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN

1. Luận án đã xác định được:

           Tỉ lệ bệnh VNĐSD dưới của phụ nữ Thái Nguyên là 35,4%. Căn nguyên gây bệnh do tạp khuẩn là 43,3%, do nấm 28,0%, do Trichomonas 11,5% và do Chlamydia 17,2%. Bệnh phân bố như sau: phụ nữ lứa tuổi 25–34 có tỉ lệ mắc cao nhất (43,6%); phụ nữ Nùng, Kinh, Tày có tỉ lệ mắc bệnh cao (38-41%). Phụ nữ làm ruộng có tỉ lệ mắc bệnh là 41,1%; phụ nữ ở các hộ nghèo có tỉ lệ mắc bệnh 61,8%. Về kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống VNĐSD của phụ nữ: 19,5% phụ nữ có kiến thức tốt, 60,5% phụ nữ có thái độ và 20,0% phụ nữ thực hành tốt. Tỉ lệ phụ nữ đã từng đến khám phụ khoa tại TYT xã là 59,2%; tỉ lệ hài lòng khi khám phụ khoa tại TYT xã là 72,0%; tỉ lệ được tư vấn là 52,1%.

           Một số yếu tố nguy cơ của bệnh VNĐSD: Trình độ học vấn thấp, phụ nữ dân tộc Kinh, phụ nữ làm ruộng, phụ nữ nghèo, đông con, phụ nữ có kiến thức, thái độ và thực hành phòng bệnh chưa tốt, phụ nữ không được tư vấn của CBYT xã, không đi khám phụ khoa định kỳ, sử dụng nguồn nước và nhà tắm không hợp vệ sinh.

 2. Luận án đã đề xuất một số giải pháp can thiệp phòng chống bệnh VNĐSD đã đem lại hiệu quả rõ rệt:

           Tỉ lệ kiến thức tốt đạt 85,5%, thái độ tốt đạt 96,0% và thực hành tốt đạt 63,5%; với hiệu quả can thiệp là 317,9%; 32,8% và 199,5% (theo thứ tự). Tỉ lệ phụ nữ được sử dụng nguồn nước và nhà tắm hợp vệ sinh đạt 94,5% và 67,0%; với hiệu quả can thiệp là 20,0% và 41,2%; theo thứ tự (p < 0,05). Tỉ lệ hài lòng và được tư vấn tăng lên 94,5% và 98,0%; với hiệu quả can thiệp là 21,9% và 65,3%; theo thứ tự (p < 0,05). Tỉ lệ phụ nữ mắc VNĐSD ở thời điểm sau can thiệp đã giảm xuống còn 12,5% so với trước can thiệp là 35,5% với hiệu quả can thiệp là 53,2% (p < 0,05)

           Đề xuất mô hình huy động cộng đồng truyền thông giáo dục sức khỏe phòng chống VNĐSD ở phụ nữ. Mô hình đã huy động nguồn nhân lực tại chỗ, thu hút sự tham gia của cộng đồng. Mô hình can thiệp đã tác động đảm bảo tính toàn diện và tính bền vững, có khả năng duy trì và nhân rộng.

KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN, NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN BỎ NGỎ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

* Khả năng ứng dụng trong thực tiễn

- Kết quả của luận án có thể làm tài liệu dùng cho tham khảo trong đào tạo, nghiên cứu khoa học có liên quan của các trường Đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu ngành y, các bệnh viện, các trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản.

           - Mô hình can thiệp đã thực hiện tốt việc huy động cộng đồng phòng chống bệnh viêm nhiễm đường sinh dục cho phụ nữ nông thôn với sự tham gia của nhiều ban ngành đoàn thể trong xã và người dân. Các Trung tâm y tế tuyến huyện, sở y tế có thể tham khảo, áp dụng mô hình để tăng cường kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống VNĐSD, qua đó nâng cao chất lượng CSSKSS cho phụ nữ miền núi.

* Những vấn đề bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu

           - Nghiên cứu cải thiện việc thực hiện chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ nông thôn miền núi.

           - Nghiên cứu nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ y tế xã cho phụ nữ nông thôn miền núi.

           - Nghiên cứu giảm thiểu các bệnh khác liên quan đến đường sinh dục cho phụ nữ nông thôn miền núi.

 

INFORMATION OF DOCTORAL THESIS

PhD. Candidate: Nong Thi Thu Trang

 

Title of dissertion: “Study on some epidemiological characteristics of lower reproductive tract infection of mountainous women in Thai Nguyen province and effect of intervention”

Speciality: Social Hygiene and Health Administration

Code number: 62.72.01.64

PhD. Candidate: Nong Thi Thu Trang

Scientific supervisors:

                   1. Assoc. Prof. Dam Khai Hoan, PhD.

                   2. Prof. Nguyen Duc Hinh, PhD.

Training Institution: College of Medicine &Pharmacy, Thai Nguyen University

THE NEW SCIENTIFIC FINDINGS

1. The thesis had been identified:

            The prevalence of lower reproductive tract infections (RTIs) was 35.4%. The pathogens of RTIs were complex microbial infection (43.3%), fungal infection (28.0%), Trichomonas (11.5%) and Chlamydia (17.2%). The highest prevalence of RTIs was in the age group 25-34 (43.6%); the prevalence of RTIs in Tay, Kinh, Nung women were high (range from 38.0-41.0%). Prevalence of RTIs in farmer women was 41.1% and in poverty households women was 61.8%. Knowledge, attitudes and practices of RTIs prevention in women: the rate of good knowledge was 19.5%, good attitude was 60.5% and good practice was 20.0%. The rate of women went to commune health station for RTIs was 59.2%; satisfaction rate of examined women was 72.0%, got counseling was 52.1%.

            Risk factors of RTIs: low educational level, Kinh ethnic women, farmer, belong to poverty group, women with more than two children, do not have good knowledge, attitude and practice of RTIs prevention, do not get counseling by commune health station staffs, do not have regular gynecological examination, use unhygienic water and unhygienic bathroom.

2. The thesis had proposed some solutions for RTIs preventive intervention with high effectiveness:

            The rate of good knowledge was 85.5%, good attitude was 96.0%, and good practices was 63.5%; with the intervention effect were 317.9%; 32.8% and 199.5% (respectively). The rate of women used hygienic water and hygienic bathroom were 94.5% and 67.0%; with intervention effect were 20.0% to 41.2%; respectively (p <0.05). Satisfaction rate and get counseling rate increased to 94.5% and 98.0%; with intervention effect were 21.9% and 65.3%; respectively (p <0.05). Prevalence of RTIs decreased to 12.5% ​​after intervention, compare with 35.5% before intervention, with intervention effect was 53.2% (p < 0,05).

            The community - based model on RTIs prevention was proposed to do health education about RTIs prevention. This model had promoted local human resources, engaged the participation of the community. The intervention model had sustainable and comprehensive impact, had ability for maintenance and enhancement.

PRACTICAL APPLICABILITY AND THE NEEDES FOR FURTHES STUDIES

* Practical applicability:

- The results of this thesis may become reference in training, related scientific research of other universities, colleges, medical institutes, hospitals and reproductive health centers.

- The intervention model has performed valuable participation of many organizations and people in the commune for RTIs prevention. Other district health centers, provincial health bureaus can refer, apply the model to enhance the knowledge, attitudes, practices of RTIs prevention, and improving the quality of reproductive health care for mountainous women.

* Opening issues for further studies:

- Study on improving the implementation of reproductive health care programs for rural mountainous women.

- Study to enhance the health services approach ability of commune health stations for rural mountainous women.

- Study to minimize other diseases which are related to reproductive tract for rural mountainous women.

Các bài liên quan