Thông tin luận án

Ngày 15-12-2015

Thông tin luận án của NCS. Nguyễn Thị Yến

­Tên đề tài luận án tiến sĩ: “Nghiên cứu tính đa dạng thực vật trong các hệ sinh thái rừng ở Vườn Quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ làm cơ sở cho công tác quy hoạch và bảo tồn”.

Chuyên ngành: Sinh thái học

Mã số: 62 42 01 20

Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Yến

Người hướng dẫn khoa học:

1. TS. Đỗ Hữu Thư;

2. PGS. TS. Lê Ngọc Công.

Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Sư phạm

Cơ sở đào tạo: Đại học Thái Nguyên

 

NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN

 

1. Luận án nghiên cứu một cách có hệ thống về tính đa dạng thực vật trong các hệ sinh thái rừng ở Vườn Quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ làm cơ sở cho công tác quy hoạch và bảo tồn:

         Đã bổ sung thêm 16 loài, 5 chi, 2 họ cho hệ thực vật nâng tổng số loài lên thành 1.232 loài, 685 chi, 182 họ thuộc 6 ngành thực vật bậc cao có mạch (Quyết lá thông, Thông đất, Mộc tặc, Dương xỉ, Thông, Mộc lan). Trong tổng số 1.232 loài cây của VQG, đã xác định được công dụng của 948 loài với 9 nhóm chính: Cây làm thuốc, cây lấy gỗ, cây ăn được (quả, rau), cây làm cảnh, cây có tinh dầu thơm, cây dùng để đan lát, cây làm thức ăn cho gia súc, cây cho dầu béo. Đã xác định được 47 loài thực vật quý hiếm thuộc 3 ngành Dương xỉ, Thông, Mộc lan.

Luận án cung cấp các dẫn liệu khoa học về thành phần loài, về cấu trúc của hệ thực vật, của thảm thực vật trong mối quan hệ hữu cơ với một số yếu tố môi trường như độ cao, địa hình, phương thức và mức độ tác động khác nhau của con người.

2. Luận án đã xác định được 8 nhóm nguyên nhân dẫn đến suy giảm đa dạng hệ thực vật và đề xuất 2 giải pháp nhằm bảo tồn đa dạng hệ thực vật ở Vườn Quốc gia Xuân Sơn.

 

KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN BỎ NGỎ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

 

* Khả năng ứng dụng trong thực tiễn

 Kết quả của luận án cung cấp các dẫn liệu khoa học làm cơ sở cho công tác quy hoạch và bảo tồn Vườn Quốc gia Xuân Sơn.

 Các trường Đại học và Cao đẳng, Viện nghiên cứu ngành Lâm nghiệp và Sinh học có thể tham khảo luận án này để giảng dạy và nghiên cứu các vấn đề liên quan tiếp theo.

* Những vấn đề còn bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu

Nghiên cứu phân chia các hệ sinh thái rừng tự nhiên và tìm hiểu những đặc điểm đặc trưng của chúng theo các đai độ cao (dưới 700 m và từ 700 m trở lên).

Nghiên cứu sự biến đổi tính chất lý, hóa học của môi trường đất trong các hệ sinh thái rừng tự nhiên theo các đai độ cao (dưới 700 m và từ 700 m trở lên).

 

 

INFORMATION OF THE DOCTORAL DISSERTATION

PH.D. Candidate NGUYEN THI YEN

 

Title of the Doctoral Dissertation: Research on plant diversity in forest ecosystems of Xuan Son National Park in Phu Tho Province as a basis for planning and conservation work”.

Speciality: Ecology

Code: 62 42 01 20

PhD. candidate: Nguyen Thi Yen

Academic course: 2009 - 2013

Scientific supervisors:

1. Do Huu Thu, PhD.

2. Assoc. Prof. Le Ngoc Cong, PhD.

Training Institution: College of Education, Thai Nguyen University

 

THE NEW SCIENTIFIC FINDINGS

1. Studying systematically on plant diversity in forest ecosystems of Xuan Son National Park in Phu Tho Province as a basis for planning and conservation work

Research results have added 16 species, 5 genera, 2 families that increase the total number of flora species namely 1,232 species, 685 genera, 182 families of 6 high-level vascular plant classes (Psilotophyta, Pinophyta, Equisetophyta, Polypodiophyta, Lycopodiophyta and Magnoliophyta).  In total of 1,232 species of the NP, 948 species were identified their uses with 9 main effect groups such as medicinal plants, timber trees, edible plants (fruits, vegetables), ornamental plants, aromatic plants, plants used for knitting, plants as food for livestock, plants for fatty oil. It has identified 48 rare and endangered plant species belonging to 3 classes of Pteridophyta, Pinophyta and Magnoliophyta.

The dissertation provided scientific data on species composition, the structure of the flora and the vegetation in organic relationship with some environmental factors such as altitudes, terrains, modes and levels of different impact of human.

2. It determined 8 groups of causes leading to impairment of diversity of the flora in the study area and proposed two solutions to conserve diversity of the flora in Xuan Son National Park.

PRACTICAL APPLICABILITY AND ISSUES NEEDING FOR FURTHER STUDIES

* Practical applicability:

The results of the dissertation provide scientific data as a basis for work of planning and conservation of Xuan Son National Park.

This dissertation can be referred in universities and colleges, research institutes in major of bio-forestry for teaching and studying further relevant issues.

* Issues needing for further studies

It studies the division of natural forest ecosystems and explores their distinguishing characteristics in elevation zones (below 700 m and above 700 m).

It studies the transformation of physical and chemical properties of soil environment in natural forest ecosystems in elevation zones (below 700 m and above 700 m).

Các bài liên quan