Thông tin luận án của NCS Nguyễn Thị Lân (04/5/2009)

Đăng ngày: 04-05-2009;

Tên Luận án: "Nghiên cứu bón đạm vào thời kỳ làm đòng cho lúa vụ Xuân ở Thái Nguyên”
Mã số: 62 62 01 01.
Chuyên ngành: Trồng trọt
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Lân
Người hướng dẫn:
1.PGS. TS. Lê Tất Khương
2.PGS. TS. Hoàng Văn Phụ
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm

Đơn vị đào tạo: Đại học Thái Nguyên

NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN

- Luận án đã xác định hiệu quả sử dụng đạm bón ở thời kỳ phân hóa đòng cho lúa vụ Xuân ở Thái Nguyên cao hơn so với bón lót và bón thúc đẻ. Hiệu quả sử dụng đạm phụ thuộc vào tình trạng dinh dưỡng của cây, giống lúa và liều lượng đạm bón.

- Đường giới hạn đạm cho sinh trưởng tối ưu của lúa vụ Xuân được mô tả bằng mô hình: Nc=57,94W-0,24 (giống Khang dân 18); Nc=59,78W-0,22 (giống Việt lai 20). Chỉ số diệp lục giới hạn của giống Khang dân 18 ở thời kỳ làm đòng là 38, màu lá giới hạn là 4. Giống Việt lai 20 có chỉ số tương ứng là 39,5 và 4,4.

- Sử dụng chỉ số diệp lục và màu sắc lá thứ 2 tính từ trên xuống để dự đoán năng suất và xác định lượng đạm bón vào thời kỳ làm đòng cho lúa vụ Xuân.

- Đã xác định được lượng đạm bón cho lúa vụ Xuân vào thời kỳ làm đòng ứng với từng giá trị chỉ số diệp lục hoặc từng mức màu xanh của lá.

- Bón đạm vào thời kỳ phân hóa đòng cho lúa vụ Xuân ở Thái Nguyên theo chỉ số diệp lục và màu sắc lá có hiệu quả cao hơn bón theo quy trình kỹ thuật.

- Mô hình sản xuất lúa ứng dụng phương pháp bón đạm theo màu sắc lá thực hiện trên diện tích 20 ha cho năng suất tăng từ 4,94 – 6,59 tạ/ha; giảm từ 27,2 - 30,3% lượng đạm bón.

Các bài liên quan