Thông tin luận án của NCS Nguyễn Thị Lợi (24/11/2011)

04:09 | 24/11/2011

Tên đề tài luận án tiến sĩ: "Nghiên cứu cải tiến hệ thống cây trồng trên một số loại đất chính tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên".

Chuyên ngành: Trồng trọt

Mã số:  62 62 01 01.

Họ và tên NCS: Nguyễn Thị Lợi.

Người hướng dẫn:

1.GS.TS. Trần Ngọc Ngoạn;

2. PGS.TS. Đặng Văn Minh.

Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm.

Cơ sở đào tạo: Đại học Thái Nguyên.

 

NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN

- Đối với cây trồng hàng năm, nghiên cứu xác định được một số giống cây trồng có năng suất cao, thời gian sinh trưởng thích hợp cho việc bố trí cơ cấu mùa vụ ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Cụ thể: giống lúa LVN20 và HYT100; giống ngô LVN99 và SC164; giống khoai tây Diamant; giống lạc L14; giống đậu tương DT96;

- Đối với cây chè ở thời kỳ kinh doanh trên đất gò đồi: xác định được tổ hợp phân bón có công thức và liệu lượng bón là: 400  kg N + 200 kg P2O5 + 240 kg K2O + 1000 kg phân vi sinh Sông Gianh /ha, cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất; Xác định được biện pháp giữ ẩm tốt nhất cho cây chè ở công thức làm đất trước khi tủ và tưới;

- Xây dựng thành công các mô hình thâm canh bền vững trên một số loại đất chính tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Cụ thể: mô hình lạc xuân (L14) – lúa mùa (HC1); đậu tương xuân (DT96) – lúa mùa (HC1), tăng thu nhập hơn so với mô hình cũ (chỉ gieo trồng 1 vụ lúa mùa) từ 134,8 % - 175,0 %, một số chỉ tiêu dinh dưỡng trong đất như: OM từ 0,98 % tăng lên 2,15 %; N từ 3,50 mg lên 5,56 mg, P2O5 từ 9,68 mg lên 27,97 mg, K2O từ  4,73 mg lên 6,12 mg, góp phần trong việc bảo vệ độ phì của đất trên đất 1 vụ lúa.

 Trên đất 2 vụ mô hình cải tiến giồng là: Lạc xuân (L14) – lúa mùa (HYT100) – ngô đông (SC164), tăng hơn so với mô hình cũ trên 84 % thu nhập; Đậu tương xuân (DT96) – lúa mùa (HYT100)– ngô đông (SC164), tăng hơn so với mô hình cũ trên 112,5 % thu nhập; Lúa xuân(HYT100) – lúa mùa (HYT100) – khoai tây đông (Diamant), tăng hơn so với mô hình cũ độc canh 2 vụ lúa trên 82 % thu nhập, dinh dưỡng trong đất như: OM từ 2,01 % tăng lên 2,54 %; N từ 6,78 mg lên 13,94 mg, P2O5 từ 8,52 mg lên 24,74 mg, K2O từ  10,03 mg lên 12,05 mg, góp phần trong việc bảo vệ độ phì của đất; Lúa xuân (HYT100) – lúa mùa (HYT100), tăng hơn so với mô hình cũ trên 64 % thu nhập.

Trên đất gò đồi mô hình thâm canh chè với liều lượng bón phân là 400 N + 200 P2O5 + 240 K2O + 1000 kg phân vi sinh Sông Gianh, đồng thời giữ ẩm theo biện pháp Làm đất trước khi tủ và tưới đã vượt so với mô hình cũ trên 88 % về thu nhập, một số chỉ tiêu dinh dưỡng đất tăng lên, cụ thể: OM từ 2,3 % tăng lên 3,39 %; N từ 6,8 mg lên 12,87 mg, P2O5 từ 15,6 mg lên 27,95 mg, K2O từ  2,75 mg lên 4,66 mg, góp phần trong việc duy trì và bảo vệ độ phì trên đất dốc.

CÁC ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

- Từ kết quả nghiên cứu của luận án đã có ảnh hưởng nhất định đến tình hình sản xuất ở Đồng Hỷ trong những năm gần đây. Theo báo cáo tổng kết tình hình sản xuất của huyện năm 2010 cho thấy diện tích lúa lai tính đến năm 2010 đã tăng lên và chiếm khoảng 15 % - 20 % diện tích canh tác; diện tích cây khoai tây đạt khoảng 30 ha (năm 2010) tăng gấp 5- 6 lần so với giai đoạn 2005 chỉ với từ 3- 5 ha , ....Sản xuất chè đông đã tăng lên chiếm tới 30 % diện tích chè kinh doanh trên toàn huyện (năm 2010), tăng gấp 3-4 lần so với giai đoạn 2005.

- Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, NCS mới chỉ nghiên cứu về cơ cấu cây trồng trên đất ruộng 1 vụ lúa và 2 vụ lúa; trên đất đồi chỉ mới nghiên cứu về một số biện pháp kỹ thuật đối với cây chè ở thời kỳ kinh doanh. Còn một số loại đất như soi bãi; đất có độ dốc lớn trồng cây lâm nghiệp chưa nghiên cứu, do vậy cần tiếp tục nghiên cứu để xác định được hệ thống cây trồng thích hợp, hoàn thiện cho tất cả các loại đất ở huyện Đồng Hỷ nhằm phục vụ cho phát triển một nền nông nghiệp bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái của vùng.

 

----------------------------------------------------------------

DISSERTATION FOR DOCTOR OF PHYLOSOPHY

Dissertation title: “Study on improving the cropping systems on some main soil  types in Dong Hy District, Thai Nguyen Province.”

Major: Crop Science.

Code: 62 62 01 01.

Name: Nguyen Thi Loi.

Scientific supervisors:

1. Prof. Dr. Tran Ngoc Ngoan;

2. Assoc. Prof. Dr.  Dang Van Minh.

Graduation Institute: College of Agricultural and Forestry, Thai Nguyen University.

 

THE NEW SCIENTIFIC FINDINGS

- Finding out some yearly crop varieties which had high yields and were suitable growing time for crop structure in Dong Hy District, Thai Nguyen province. Some varieties such as LVN 20 and HYT100 rice varieties; LVN99 and SC164 maize varieties; Diamant potato variety, L14 peanut variety and DT96 soybean variety were selected.

- Determining the fertilizer combination of 400 kgs N + 200 kgs P2O5 + 240 kgs K2O + 1000 kgs Song Gianh microbial fertilizer per hecta that gave the highest yield and economic efficiency for tea at production state; determined the best soil moisture maintenance method which is the treatment of ploughing before mulching and watering for tea plants on hilly land.

- Building some advanced extensive farming models on some main kind of soil in Dong Hy District, Thai Nguyen Province such as models of spring peanut (L14) – summer rice (HC1) ; spring soybean (DT96) – summer rice (HC1) which had higher  interest than those of the convenient models (only one crop of summer rice) from 134.0% - 175.3%. Besides, some nutrient indicators in soil such as organic matter content (OM) increased from 0.98% to 2.15%; N from 3.50 mgs to 5.56 mg, P2O5 from 9.68 mgs to 27.97 mgs, K2O from 4.73 mgs to 6.12 mgs per 100 g of soil, contributing to the protection of soil fertility on one-rice-crop-land. On two-rice crop-land, some advanced models were built such as: Spring peanut (L14) – summer rice (HYT100) – winter corn (SC164), using new varieties gave the interest of 84% increasing compared to the old model. The model of Spring soybean (DT96) - summer rice (HYT100)– winter corn (SC164), using new varieties gave the interest of 112.5%  increase compared to the old model. Model of Spring Rice (HYT100) – summer rice (HYT100) - winter potatoes (Diamant) had the interest of 82% higher than the old model of two rice-crop. Besides, some nutrient indicators of soil increased such as: OM from 2.01% to 2.54%; N from 6.78 mgs to 13.94 mgs, P2O5 from 8.52 mgs to 24.74 mgs, K2O from 10.03 mgs to 12.05 mgs per 100 grs soil, contributing to the protection of soil fertility. Model of Spring rice – summer rice using new varieties had interest of 64% higher than the old model. In hilly land, advanced tea model with fertilizer of 400 kgs N + 200 kgs P2O5 + 240 kgs K2O + 1000 kgs Song Gianh microbial fertilizer per hecta and soil moisture maintenance method of ploughing before mulching and watering gave the interest of 88% higher than the older model. Besides, some nutrient indicators of soil increased such as: OM from 2.3% to 3.39%; N from 6.8 mgs to 12.87 mgs; P2O5 from 15.6 mgs to 27.95 mgs; K2O from 2.75 mgs to 4.66 mgs per 100 grs soil, contributing to the protection of soil fertility.

SOME SUGGESTIONS FOR APPLICATION AND CONTINUOUS STUDY

- The results from the dissertation have had some influence on the crop production in Dong Hy District in recent years. Based on the crop production report of Dong Hy District in 2010, the area of hybrid-rice have been increased and composed of about 15 to 20% of total rice area; the area of potato was nearly 30 hectas (year 2010), increased 5-6 times compared to 3-5 hectas in year 2005; the winter tea production increased to about 30% total tea area in the District (year 2010), increased 3-4 times compared to year 2005.

- In the scope of the dissertation, I has just studied cropping systems on one-rice crop and two-rice crops lowland; and on hilly land, I just studied some technical methods for tea plants at production period. For some other kinds of land such as land of river bank; steep slopping land for forestation have not been studied yet, so there is a need for continuous study to determine the appropriate and complete cropping systems for all kind of land in Dong Hy district aiming to develop a sustainable agriculture and protect the local ecosystem.

Các bài liên quan