Thông tin luận án

Ngày 03-05-2018

Thông tin luận án của NCS. Đỗ Thị Mẫn

THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ


Tên đề tài luận án: Tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại ở Việt Nam: Nghiên cứu thực nghiệm sử dụng mô hình tự hồi quy véc tơ (VAR) và mô hình hiệu chỉnh sai số (VECM).

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

Họ và tên nghiên cứu sinh: Đỗ Thị Mẫn - Aimmy

Người hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Joanna Ellaga

Chương trình đào tạo: Chương trình liên kết đào tạo Tiến sĩ Quản trị kinh doanh giữa Đại học Thái Nguyên - Việt Nam và Đại học tổng hợp Southern Luzon -Philippines.

Đơn vị cấp bằng:  Đại học tổng hợp Southern Luzon - Philippines.

 

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

1. Luận án đã tổng hợp các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm về tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại cũng như ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại ở Việt Nam và trên thế giới trong 10 năm qua. Đặc biệt, luận án đã tập trung vào các nghiên cứu thực nghiệm có sử dụng các mô hình kinh tế lượng nâng cao.
2. Nghiên cứu đã chỉ ra xu hướng vận động của tỷ giá hối đoái Việt Nam cũng như sự thay đổi về thương mại của Việt Nam trong giai đoạn 2000 - 2016.
3. Nghiên cứu đã xác định và phân tích các yếu tố chính ảnh hưởng đến cán cân thương mại của Việt Nam trong giai đoạn 2000 - 2016.

4. Nghiên cứu cũng đã phân tích tác động của tỷ giá hối đoái thực đa phương (REER) và các biến số kinh tế vĩ mô khác là tổng sản phẩm quốc nội (GDI), chỉ số giá tiêu dùng (CPI), vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào trong nước (FDI) đến cán cân thương mại của Việt Nam trong trong giai đoạn từ quý 1 năm 2000 đến quý 4 năm 2016 thông qua ước lượng mô hình VAR. Kết quả nghiên cứu cho thấy có tồn tại hiệu ứng đường cong J cho Việt Nam và tỷ giá hối đoái thực đa phương đóng vai trò quan trọng nhất trong sự biến động của cán cân thương mại trong dài hạn (từ quý thứ 5). Chỉ số giá tiêu dùng là yếu tố quan trọng thứ hai tác động đến sự thay đổi của cán cân thương mại trong khi đó đầu tư trực tiếp nước và tổng sản phẩm quốc nội không thể hiện ảnh hưởng nhiều đối với biến động cán cân thương mại của Việt Nam.

5. Nghiên cứu đã đề xuất một số kiến nghị nhằm cải thiện cán cân thương mại, không chỉ cho các nhà hoạch định chính sách trong quản lý chính sách tỷ giá mà còn cho cả các công ty hoạt động thương mại quốc tế nhằm tăng cường các hoạt động thương mại hiệu quả. Một số kiến ​​nghị nhằm cải thiện cán cân thương mại đã được đề xuất bao gồm: (1) Việt Nam nên dần chuyển sang chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt; (2) Cần phối hợp giữa chính sách tỷ giá (giảm giá tiền tệ) với các chính sách kinh tế vĩ mô khác; (3) Nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu bằng cách nâng cao chất lượng và áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế, các rào cản kỹ thuật và tăng cường sản xuất trong nước để từng bước thay thế nhập khẩu; (4) Thực hiện các chính sách hỗ trợ xuất khẩu như khuyến khích đầu tư, ưu đãi thuế quan, cho vay lãi suất thấp để khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng kinh doanh. Tập trung hỗ trợ xuất khẩu cho các mặt hàng có lợi thế hiện nay như gạo, cao su, cà phê; (5) Đẩy mạnh chuyển đổi từ các sản phẩm giá trị gia tăng thấp sang các sản phẩm có giá trị gia tăng cao; (6) Mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.

 

KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN,

NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN BỎ NGỎ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

Khả năng ứng dụng trong thực tiễn

- Cung cấp cơ sở khoa học cho các công ty xuất nhập khẩu về quản lý rủi ro tỷ giá và các biện pháp tăng cường các hoạt động thương mại. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng là cơ sở cho các nhà hoạch định chính sách cũng như các tổ chức liên quan trong việc rà soát và tăng cường chính sách tỷ giá để cải thiện cán cân thương mại của đất nước.
- Các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu này có thể được áp dụng để nghiên cứu cho các vấn đề thuộc kinh tế vĩ mô.

- Cung cấp một tài liệu tham khảo khoa học cho sinh viên cũng như cho các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế và tài chính quốc tế.

Nhũng vấn đề bỏ ngõ cần tiếp tục nghiên cứu:

Nghiên cứu tác động của tỷ giá hối đoái đến cân bằng thương mại đối với từng lĩnh vực của nền kinh tế, như nông nghiệp và công nghiệp, từ đó so sánh sự khác nhau trong tác động của tỷ giá đối với hoạt động thương mại của hai lĩnh vực trên.

 

INFORMATION OF DOCTORAL DISSERTATION


Dissertation title: Exchange rate and Trade balance Effect in Vietnam: An empirical study using Vector Autor Regressive (VAR) and Vector Error Correction Model (VECM).

Specialty: Business Administration

Doctoral candidate: Do Thi Man – Aimmy (DBA3)

Supervisor: Dr. Joanna Ellaga

Type of program: International training cooperation between Thai Nguyen University - Viet Nam and Southern Luzon State University – Philippines.

Degree-granting institution: Southern Luzon State University, Philippines.

 

NEW CONTRIBUTIONS OF THE DISSERTATION

1. The study synthesized theoretical and empirical studies on exchange rates and trade balance as well as the effect of exchange rates on the trade balance in Vietnam and the world over the past ten years. Primarily, the study concentrated on empirical studies that use advanced econometric models.

2. The study pointed out the trend of Vietnam's exchange rate as well as the change of Vietnam's trade performance for the period of 2000 - 2016.

3. The study determined and analyzed the main factors affecting Vietnam's balance of trade during the period of 2000 - 2016.

4. The study also examined the impact of the real effective exchange rate as well as other selected macroeconomic variables such as gross domestic product (GDP), consumer price index (CPI), foreign direct investment inflow (FDI) on the trade balance of Vietnam using VAR model with data from 2000 quarter 1 to 2016 quarter four. The results show that there exists a J-curve for Vietnam and real effective exchange rate plays the most critical role in trade balance fluctuation since the 5th quarter till the long run, consumer price index has the second impact on trade balance and foreign direct investment and gross domestic product seem not too much effect on the trade balance.

5. The research proposed some recommendations for enhancement on the country's trade balance which consider to not only policymakers in exchange rate policy management but also foreign trade companies in ways to enhance the trade activities. Some recommendations for improving the trade balance were proposed including:  (1)  Moving to a flexible exchange rate; (2) Coordinating between exchange rate policy (currency devaluation) and other macro policies; (3) Improve the competitiveness of export products by increasing quality and applying international standard and technical barriers  and  strengthen domestic production to gradually replace imports; (4) Implementing more policies  supporting exports, such as  investment incentive, tax incentive, low-interest loan for enterprises to establish and expand their business and focus on facilitating  the exports which are advantage of Vietnam  such  as rice, rubber, coffee; (5) Promoting the transformation from low value - added products to high value-added products; (6) Extending and diversifying the export market. 

 

PRACTICAL APPLICATIONS AND THE NEEDS FOR FURTHER STUDIES

Practical applications

- Provide a scientific basis for export-import companies in concern of exchange rate risk management and in ways to enhance the trade activities. Besides, the research also provides a basis for the national government as well as specific departments in exchange rate policy review and enhancement to improve the country’s trade balance.

- The methods used in this research can be applied to study in some macroeconomic issues.

- Provide a scientific reference for students as well as for researchers in the field of economics and international finance.

Needs for further studies

Studying the impact of exchange rates on balance of trade for each sector of the economy, such as agriculture and industry, from that comparing the differences in exchange rates effects between two sectors.

 

Nguồn: Khoa Quốc tế - Đại học Thái Nguyên

Các bài liên quan