Thông tin luận án

Ngày 12-05-2018

Thông tin luận án của NCS. Hoàng Minh Cương

TRANG THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ 

 

Tên đề tài luận án: "Phát triển đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng vùng Tây Nguyên theo tiếp cận năng lực".

Ngành: Quản lý giáo dục; Mã số: 9 14 01 14

Họ và tên nghiên cứu sinh: Hoàng Minh Cương

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc

Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Sư phạm

Cơ sở đào tạo: Đại học Thái Nguyên

 

NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN

1. Về lý luận

(1) Tổng quan được các nghiên cứu ở trong và ngoài nước về phát triển nguồn nhân lực trong giáo dục đại học, năng lực của giảng viên và phát triển đội ngũ giảng viên theo tiếp cận năng lực (TCNL).

(2) Xây dựng được khung lý luận về phát triển ĐNGVCĐ theo TCNL. Làm rõ được đặc trưng hoạt động đào tạo nghề nghiệp (ĐTNN) của giảng viên cao đẳng (GVCĐ) cũng như xác định những yêu cầu đối với GVCĐ trong đổi mới GDNN hiện nay, các thành tố của phát triển ĐNGVCĐ, các chủ thể quản lý và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển ĐNGVCĐ.

(3) Bổ sung, hoàn thiện Khung năng lực GVCĐ  gồm các năng lực (NL): NL chuyên môn; NL sư phạm; NL quản lý; NL phát triển nghề nghiệp và NCKH; NL hoạt động chính trị - xã hội và Chuẩn nghề nghiệp GVCĐ, gồm hệ thống các tiêu chuẩn về phẩm chất và NL của GVCĐ.

2. Về thực tiễn

(1) Đánh giá được thực trạng đội ngũ giảng viên (ĐNGV) và hoạt động phát triển ĐNGV các trường cao đẳng vùng Tây Nguyên (khối kỹ thuật - công nghệ); chỉ ra được những hạn chế về số lượng, cơ cấu, chất lượng ĐNGV; về các hoạt động phát triển ĐNGVCĐ theo TCNL làm cơ sở thực tiễn đề xuất các giải pháp phát triển ĐNGVCĐ.

(2) Đề xuất được 06 giải pháp nhằm phát triển ĐNGV các trường cao đẳng vùng Tây Nguyên theo TCNL: (i) Bổ sung hoàn thiện chuẩn nghề nghiệp GVCĐ phù hợp với điều kiện vùng Tây Nguyên; (ii) Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển ĐNGVCĐ phù hợp với chiến lựợc phát triển KT-XH của vùng; (iii) Đổi mới tuyển dụng, sử dụng, kiểm tra, đánh giá GVCĐ theo TCNL; (iv) Đa dạng hóa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao NL GVCĐ; (v) Thiết lập mạng lưới GVCĐ giỏi vùng Tây Nguyên; (vi) Xây dựng môi trường thuận lợi, tạo động lực phát triển NL, sở trường của ĐNGVCĐ.

 

CÁC ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN BỎ NGỎ
CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 

 

1. Các ứng dụng trong thực tiễn

- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu sâu hơn về quản lý, phát triển ĐNGV các trường cao đẳng (khối kỹ thuật, công nghệ) theo TCNL nói riêng và phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên các trường cao đẳng các ngành nghề khác nói chung; là tài liệu tham khảo cho cán bộ quản lý, nghiên cứu sinh, học viên cao học chuyên ngành Quản lý giáo dục.

- Kết quả nghiên cứu thực tiễn của luận án là những bài học kinh nghiệm quý báu trong hoạt động quản lý, phát triển ĐNGV các trường cao đẳng theo tiếp cận năng lực khu vực Tây Nguyên. Các giải pháp  đề xuất là những chỉ dẫn cụ thể để các chủ thể quản lý và GVCĐ vận dụng trong quá trình phát triển ĐNGV  theo TCNL. Đồng thời, là tài liệu để các Trường ĐTBD ĐNGVCĐ có thể nghiên cứu vận dụng, triển khai thực hiện trong việc xây dựng nội dung, chương trình ĐTBD GVCĐ và để các cấp quản lý xây dựng các cơ chế, chính sách đối với GVCĐ.

2. Những vấn đề còn bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu

- Phát triển ĐNGVCĐ (khối  kỹ thuật, công nghệ) vùng Tây Nguyên theo TCNL là cơ sở để tiếp tục nghiên cứu vấn đề phát triển ĐNGV ở các lĩnh vực khác cũng như những nghiên cứu về cơ chế và chính sách phát triển ĐNGVCĐ nói chung.

- Trên cơ sở Chuẩn GVCĐ và Bộ công cụ đánh giá GVCĐ của vùng Tây Nguyên do tác giả đề xuất nếu tiếp tục nghiên cứu sẽ bổ sung, hoàn thiện Chuẩn nghề nghiệp GVCĐ nói riêng, Chuẩn nghề nghiệp nhà giáo GDNN nói chung đảm bảo có tính phổ quát.


INFORMATION OF DOCTORAL DISSERTATION

Dissertation tittle:Develop the academic staff at colleges in the Central Highlands of Vietnam in capacity-based approach 

Speciality: Educational Management

Code: 9 14 01 14

Ph.D. Candidate: Hoang Minh Cuong

Supervisor: Prof. Dr. Nguyen Thi My Loc

Training Institution: University of Education - Thai Nguyen University

 

 NEW SCIENTIFIC FINDINGS OF THE DISSERTATION

1. Theoretical research results

The research has: 

(1) overviewed the domestic and international studies about human resource development in higher education, capacities of lecturers, and academic staff development (ASD) in capacity-based approach (CBA);

(2) built the theoretical framework for college academic staff development (CASD); clarified the characteristics of the vocational training practices of college lecturers (CL) as well as identified the requirements for them in the current reform of vocational education; identified the elements, the management entities and the factors affecting the process of CASD.

(3) supplemented and perfected the Capacity Framework for CL, including professional, pedagogical, capacity, professional development, scientific research, socio-political capacities and professional standards of CL, including a system of standards for qualifications and and capacities of CL.

2. Practical  research results

The research has:

(1) evaluated the current status of the academic staff and ASD activities in colleges of the Central Highlands (technical-technology blocks); pointed out the shortcomings in the quantity, structure, quality and development of the academic staff in CBA. These shortcomings serve as the basis for the researcher to propose solutions to ASD.

(2) proposed 6 solutions to CASD of the Central Highlands in CBA, including (i) Supplement and finalize the professional standards of CL suitable to the conditions of the Central Highlands; (ii) Make plans for CASD in accordance with the regional socio-economic development strategies; (iii) Renovate the recruitment, employment and assessment of CL in CBA; (iv) Diversify training and retraining forms to improve capacities for CL; (v) Establish a network of qualified CL of the Central Highlands; (vi) Build a favorable environment to create motivation for CL to develop their capacities and strengths.

 

APPLICATIONS IN PRACTICE AND

THE NEEDS FOR FURTHER STUDIES

1. The practical applications:    

- The theoretical results of the research can be used as a reference for further research on management and CASD in CBA (technical and technological blocks) in particular and the development of the teaching staff of other fields in general; a reference for managers, PhD students, graduate students in Education Management.

- The practical results of the dissertation are valuable lessons for the management and development of CL in CBA. The proposed solutions are specific instructions for management entities and CL to apply in the process of ASD in CBA. At the same time, it is a document for educational institutions to study, apply and implement in developing contents and curricula for training and retraining CL; for all levels of management to develop mechanisms and policies for CL.

2. Recommendations for further studies:

- The study on CASD (technical and technological blocks) in the Central Highlands in CBA is the basis for further research into the development of the teaching staff in other fields as well as the study of the mechanism and policies for developing the college teaching in general.

- If the standards of CL and the toolkit for evaluating lecturers  in the Central Highlands proposed by the author are continued to be studied, they will supplement and perfect the professional standards of CL in particular and the standards of vocational trainers in general.

 

Nguồn: Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên

Các bài liên quan