Thông tin luận án

Ngày 20-11-2013

Thông tin luận án của NCS Tô Văn Khôi

Tên luận án: "Dạy học giải quyết vấn đề trong phần lý thuyết cơ sở ở trường Cao đẳng kỹ thuật"

Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử giáo dục                   

Mã số: 62. 14. 01. 02

Họ và tên NCS: Tô Văn Khôi                       

Khóa đào tạo: 2009 - 2013

Người hướng dẫn khoa học:

1. PGS.TS. Đặng Thành Hưng - Viện Khoa học giáo dục Việt Nam

2. PGS.TS. Nguyễn Đức Trí -  Viện Khoa học giáo dục Việt Nam

Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Sư phạm  

Cơ sở đào tạo: Đại học Thái Nguyên.

 

NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN

1.Tổng quan được vấn đề nghiên cứu về dạy học dạy học giải quyết vấn đề trong phần lý thuyết cơ sở (LTCS) ở trường cao đẳng kỹ thuật (CĐKT).

2. Xây dựng khung lý thuyết về dạy học giải quyết vấn đề trong trong phần lý thuyết cơ sở ở trường cao đẳng kỹ thuật. Hệ thống hóa những vấn đề lý luận của dạy học giải quyết vấn đề nói chung, và trong dạy học phần lý thuyết cơ sở ở các trường Cao đẳng kỹ thuật. làm rõ một số khái niệm như: (1) Vấn đề khoa học và vấn đề học tập; (2) Tình huống có vấn đề và tình huống dạy học; (3) Giải quyết vấn đề và mô hình giải quyết vấn đề; (4) Dạy học giải quyết vấn đề; (5) Tư duy kỹ thuật trong quá trình giải quyết vấn đề; (6) Đặc điểm của sinh viên (SV) và đặc điểm học tập ở trường CĐKT; (7) Nguyên tắc, các mức độ dạy học giải quyết vấn đề; (8) Đặc trưng của dạy học phần lý thuyết cơ sở và những yêu cầu sư phạm.

3. Điều tra, phân tích và làm rõ thực trạng dạy học giải quyết vấn đề trong phần lý thuyết cơ sở  ở 10 trường cao đẳng kỹ thuật khu vực miền núi phía Bắc, đó là: Đánh giá thuận lợi và khó khăn trong đổi mới phương pháp dạy học ở các trường cao đẳng kỹ thuật khu vực miện núi phía Bắc;  Đánh giá thực trạng nhận thức về dạy học giải quyết vấn đề, vai trò của dạy học giải quyết vấn đề, những kỹ năng đối với GV, những khó khăn  khi dạy học phần lý thuyết cơ sở; Điều kiện để thực hiện và thực tế sử dụng dạy học giải quyết vấn đề cũng như thực tế sử dụng các mức độ của dạy học giải quyết vấn đề  trong dạy học phần lý thuyết cơ sở    các trường cao đẳng kỹ thuật.

4. Đề tài đã xác định được các biện pháp dạy học giải quyết vấn đề trong phần lý thuyết cơ sở ở trường cao đẳng kỹ thuật, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo trong các nhà trường. Cụ thể: (1) Xây dựng quy trình dạy học giải quyết vấn đề; (2) Lựa chọn, phối hợp các PPDH  phù hợp với tình huống dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động nhận  thức của sinh viên; (3) Lựa chọn, sử dụng các kỹ thuật và  phương tiện dạy học; (4) Xây dựng công cụ đánh giá kết quả học tập của SV trong phần LTCS; (5) Xây dựng môi trường học tập tích cực, tăng cường sự tham gia hiệu quả  của SV trong giải quyết vấn đề thực tiễn.

 

 KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN, NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN BỎ NGỎ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

* Các ứng dụng:

Khung lý thuyết và các biện pháp dạy học giải quyết vấn đề trong phần lý thuyết cơ sở có thể đưa vào áp dụng trong quá trình đào tạo tại các trường cao đẳng cho các môn học nói chung cũng như môn lý thuyết cơ sở nói riêng, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật.

* Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

- Kết quả nghiên cứu của chương 1 có thể sử dụng để phát triển các nghiên cứu về lý luận dạy học giải quyết vấn đề để hình thành kỹ năng nghề nghiệp, phát triển trí tuệ, nhân cách cho sinh viên các trường cao đẳng kỹ thuật.

- Kết quả nghiên cứu của chương 2 và chương 3 có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho giảng viên và sinh viên về đổi mới phương pháp giảng dạy ở các trường cao đẳng kỹ thuật trong giai đoạn hiện nay.

* Những vấn đề còn bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu:

- Các biện pháp đề tài đề xuất cần được nghiên cứu, triển khai rộng trên các môn học khác nhau trong trường  cao đẳng  kỹ thuật để quy trình và các biện pháp được hoàn thiện hơn về nội dung cách tiến hành.

           

INFORMATION OF DOCTORAL DISSERTATION

Research title: “Problem Solving Teaching in basic theory part of Technical College”

Speciality: Theory and History of Education                    

Code: 62. 14. 01. 02

Ph.D candidate: To Van Khoi                                     

Training course: 2009 - 2013

Scientific supervisors:

1. Assoc.Prof. Đang Thanh Hung, PhD.  - Vietnam Institute of Education Sciences

2. Assoc.Prof. Nguyen Đuc Tri, PhD. - Vietnam Institute of Education Sciences

Training InstitutionCollege of Education, Thai Nguyen University.

 

THE NEW SCIENTIFIC FINDINGS

1.    Overview of research issues of problem solving teaching in basic theory teaching at technical colleges.

2.    Build up theorical frame of problem solving teaching in basic theory teaching at technical colleges. Systematize theorical issues of problem solving teaching in general, and in teaching in theory at technical colleges, clarify some concepts such as: (1) Scientific and learning issues; (2) problem solving and problem-solving model; (3) problem-solving teaching; (4) technical thought during problem-solving process; (5) characteristics of students and learning situation at  technical colleges; (6) principles, levels of problem-solving teaching;

3.    Investigate, analyze and clarify the situation of problem solving teaching in basic theory teaching at 10 technical colleges in Northern mountainous areas, those are: evaluate advantages and disadvantages in innovating teaching methods; assess cognitive status on problem solving teaching as well as actually use of problem solving teaching levels in in basic theory at technical colleges.

4.    The topic has identified methods of problem solving teaching in basic theory at technical colleges, helped to improve the quality and effectiveness at colleges. In details: (1) Build up the process of problem solving teaching; (2) Collect, coordinate suitable teaching methods with teaching situations to promote actively cognitive performance of students; (3) Collect, use techniques and teaching equipment; (4) Build up assessment tools of students’ learning outcomes in basic theory part; (5) Build up positive learning environment, enhance the effective participation of students in solving practical problems.

 

PRACTICAL APPLICABILITY AND THE NEEDS FOR  FURTHER STUDIES

* Practical applicability:

Theorical frame and problem solving teaching methodologies in theorical part which may be applied in the training process at technical colleges for subjects in general as well as theorical subjects in particular, contribute to enhance the technical human resource training quality.

* The ability to apply in practice:

The study result of Chapter 1 may use to develop researches in problem solving teaching to contribute occupational skills, intellectual development, students’ personality at technical colleges.

The study result of Chapter 2 and Chapter 3 may use as references for lecturers and students about the teaching methodologies at technical colleges in current period.

* Opening issues for further study:

Solutions which the dissertation proposed should take researches widespread deployed in different subjects at technical colleges in order to methodologies can be completed more about the content and how to implement.

Các bài liên quan