Thông tin luận án

Ngày 21-05-2014

Thông tin luận án của NCS. Chu Bá Chín

Tên đề tài luận án tiến sĩ: Thực trạng quản lý chất lượng đào tạo của các trường dạy nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh: Đề xuất chương trình can thiệp.

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Khoá đào tạo: 2009 - 2014

Người hướng dẫn khoa học: TS. RICARYL CATHERINE P. CRUZ

Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên

Cơ sở đào tạo: Chương trình liên kết đào tạo Tiến sĩ Quản trị lý giáo dục giữa Đại học Thái Nguyên - Việt Nam và Đại học tổng hợp Southern Luzon –Philippines.

Đơn vị cấp bằng:  Đại học tổng hợp Southern Luzon – Philippines.

NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN

Nghiên cứu tiến hành khảo sát 300 sinh viên của 10 trường dạy nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh về thực trạng quản lý chất lượng đào tạo theo các tiêu chuẩn, gồm (i) mục tiêu và nhiệm vụ, (ii) tổ chức và quản lý, (iii) hoạt động dạy và học, (iv) giáo viên và cán bộ quản lý, (v) chương trình và giáo trình, (vi) thư viện, (vii) cơ sở vật chất, (viii) quản lý tài chính và (ix) các dịch vụ cho sinh viên.

Luận án đã có một số kết luận quan trọng như sau:

1. Luận án đã đánh giá được thực trạng quản lý chất lượng đào tạo nghề của các trường dạy nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh thông qua các tiêu chí và đưa phương trình phương trình để đo lường tác động của các yếu tố đến chất lượng đào tạo nghề của các trường dạy nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh như sau:

1. Chất lượng đào tạo = 4,037 + 0,190 * chương trình và giáo trình, cơ sở vật chất và thiết bị + 0,206 * tổ chức và quản lý, giáo viên và cán bộ  quản lý + 0,174 * hoạt động dạy và học + 0,126 * quản lý tài chính + 0.083 * các dịch vụ cho sinh viên + 0,114 * sự phân công, phân cấp hợp lý, rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ cho các phòng, khoa, bộ môn và tổ chức các hội nghị, hội thảo về đổi mới phương pháp, quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học + 0,120 * các hoạt động của thư viện và mục tiêu, nhiệm vụ được xác định rõ ràng, cụ thể được nhà nước phê duyệt và công bố công khai.

2. Hầu hết sinh viên đồng ý (Agree-A) và đồng ý cao (Strongly Agree-SA) với các tiêu chuẩn, Trong đó có 4 tiêu chuẩn đồng ý cao (SA) là mục tiêu và nhiệm vụ (Trị trung bình-WM=4,31), giáo viên và cán bộ quản lý (WM=4,23), thư viện (WM=4,38) và quản lý tài chính (WM=4,23). Có 5 tiêu chuẩn ở mức đồng ý (A) là tổ chức và quản lý (WM=4,10), hoạt động dạy và học (WM3,95), chương trình và giáo trình (WM=3,86), cơ sở vật chất (WM=4,01) và các dịch vụ cho sinh viên (WM=3,53).

3. Có 7 tiêu chuẩn ảnh hưởng lớn đến chất lượng đào tạo của các trường dạy nghề ở tỉnh Bắc Ninh, đó là: Tổ chức và quản lý, hoạt động dạy và học, giáo viên và cán bộ quản lý, chương trình và giáo trình, cơ sở vật chất, quản lý tài chính và các dịch vụ cho sinh viên. Trong đó tiêu chuẩn về tổ chức và quản lý, giáo viên và cán bộ quản lý là những yếu tố quan trọng nhất tạo nên chất lượng đào tạo của trường dạy nghề (giá trị ước tính (beta) cao nhất: 0,206).

4. Luận án đã đề xuất các các chương trình/nhóm giải pháp can thiệp để nâng cao chất lượng đào tạo của các trường dạy nghề gồm nhóm giải pháp về tổ chức và quản lý, nhóm giải pháp về hoạt động dạy và học, nhóm giải pháp về giáo viên và cán bộ quản lý, nhóm giải pháp về chương trình và giáo trình, nhóm giải pháp về cơ sở vật chất và nhóm giải pháp về các dịch vụ cho sinh viên.

KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẪN ĐỀ CÒN BỎ NGỎ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

* Khả năng ứng dụng vào thực tế:

- Các nhà quản lý giáo dục ở các trường dạy nghề sử dụng các chương trình can thiệp để nâng cao chất lượng quản lý đào tạo nghề.

- Các trường dạy nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có thể sử dụng bảng câu hỏi của luận án để hàng năm tiến hành khảo sát, tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của Nhà trường từ đó tập trung vào các giải pháp, chiến lược khắc phục điểm yếu và phát huy thế mạnh.

* Các vấn đề còn bỏ ngỏ cần nghiên cứu thêm:

- Nghiên cứu với các mẫu lớn hơn, trên phạm vi cả nước theo từng bậc đào tạo nghề để tìm ra sự khác biệt về mức độ đáp ứng nhu cầu của người học thông qua các nhân tố tạo nên chất lượng của các cơ sở dạy nghề trên cả nước.

- Nghiên cứu sâu hơn, tập trung vào các tiêu chuẩn quyết định chất lượng đào tạo của các trường dạy đó là: Tổ chức và quản lý, hoạt động dạy và học, giáo viên và cán bộ quản lý, chương trình và giáo trình, cơ sở vật chất, quản lý tài chính và các dịch vụ cho sinh viên.

 

INFORMATION OF DOCTORAL DISSERTATION

DEM. Candidate: Chu Ba Chin (Nine)

Research title: Status of training quality management of vocational schools in Bac Ninh Province: A proposed intervention program.

Major: Educational Management

Training course: 2009 - 2014

Scientific supervisor:  DR. RICARYL CATHERINE P. CRUZ

Training location: College of Agriculture and Forestry, Thai Nguyen University, Vietnam

Type of program: International joint training program on Doctor of Educational Management between Thai Nguyen University - Viet Nam and Southern Luzon State University – Philippines.

Degree granting institution: Southern Luzon State University, Philippines.

THE NEW SCIENTIFIC FINDINGS  

Reseach surveyed 300 students from 10 vocational schools in Bac ninh province on the current status of training quality management  according to standards, including (i) goals and task, (ii) organization and management, (iii)  teaching and learning activities, (iv) teachers and administrators, (v) curriculum and syllabus, (vi) library, (vii) facilities, (viii) financial management, and (ix) services for students.

The dissertation has some important conclusions as follows:

1.The dissertation evaluated current status of training quality management of vocational schools in Bac Ninh province through criteria and give equation to measure the impact of these factors on vocational training quality in Bac Ninh vocational schools as follows:

1. Training quality = 4.037 + 0.190 * curriculum and syllabus, facilities and equipment + 0.206 * organization and management, teachers and administrators + 0.174 * teaching and learning activities + 0.126 * financial management + 0.083 * services for students + 0.114 * division, decentralization, clear functions and tasks for departments and faculties. Organize conferences about innovating methods, inspection procedures, assess learning outcomes of students + 0.120 * library activities, objectives and tasks are clearly defined, state approved and publicly announced.

2.Most students agree (A) and strongly agree (SA) with standards, in which 4 standards at strongly agree ( SA) are goals and task (average -WM=4.31), teachers and administrators (WM=4.23), library (WM=4.38) and financial management (WM=4.23). There 5 standards at agree level (A) are organization and management (WM=4.10), teaching and learning activities (WM3.95), curriculum and syllabus (WM=3.86), facilities (WM=4.01) and services for students (WM=3.53).

 3. Exploratory Factor Analysis (EFA) showed that there are 7 standards  affecting training  quality of vocational schools in Bac Ninh province: goals and task, organization and management, teaching and learning activities, teachers and administrators, curriculum and syllabus, facilities, and services for students. In which organization and management, teachers and administrators are main factors creating  training quality of vocational schools (the highest beta estimation of: 0.206).

4. The dissertation proposes intervention programs/ solution group to improve training quality at vocational schools, includes solution groups about  organization and management, teaching and learning activities, teachers and administrators, curriculum and syllabus, facilities, financial management, and services for students.

PRACTICAL APPLICATION AND RECOMMENDATIONS FOR FURTHER STUDIES

* Ability to practical applications:

- Educational managers in vocational schools can also use intervention programs to improve the quality of training management.

-  Vocational schools in Bac Ninh province can use dissertation questionnaires to conduct annual surveys, self-evaluate strengths and weaknesses of the schools. From that we can focus on solutions and strategies to overcome weaknesses and promote strengths

* Recommendations for further studies:

- Reseach with larger samples on a national scale for vocational training levels to find out the differences between levels of meeting the needs of learners through quality factors of vocational schools nationwide.

-  Further reseach focus on factors that determine training quality of schools such as: Organization and management , teaching and learning activities , teachers and management staff , programs and curricula , facilities , financial management and student services.

Các bài liên quan