Thông tin luận án
Ngày 16-05-2014
Thông tin luận án của NCS. Nguyễn Đình Yên
Tên đề tài luận án: Những tương quan đến hoạt động giảng dạy của giảng viên: Cơ sở cho việc xây dựng chương trình nâng cao tại Đại học Thái Nguyên
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Khoá đào tạo: 2010 - 2014
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Apolonia A. Espinosa
Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên.
Cơ sở đào tạo: Chương trình liên kết đào tạo Tiến sĩ Quản lý giáo dục giữa Đại học Thái Nguyên - Việt Nam và Đại học Tổng hợp Southern Luzon – Philippines.
Đơn vị cấp bằng: Đại học Tổng hợp Southern Luzon – Philippines.
NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN
1. Luận án xác định những tương quan đến hoạt động giảng dạy của giảng viên, qua đó phát triển một chương trình nâng cao tại Đại học Thái Nguyên, năm học 2013 – 2014.
2. Luận án được tiến hành trên 145 giảng viên và 728 sinh viên đang giảng dạy và học tập tại ĐH Thái Nguyên. Kết quả nghiên cứu cho thấy các đặc điểm cá nhân và đặc điểm nghề nghiệp của giảng viên có ảnh hưởng đến hoạt động giảng dạy của giảng viên ĐH Thái Nguyên. Cụ thể, xét về các đặc điểm cá nhân, cả hai đối tượng nghiên cứu - giảng viên và sinh viên đều đồng ý rằng những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giảng dạy của giảng viên bao gồm các đặc điểm liên quan đến các khía cạnh như thể chất (3,37 & 3,36); tinh thần (3,44 & 3,35 ); tâm lý tình cảm (3,51 & 3,40) và xã hội (3,30 & 3,36). Xét về các đặc điểm nghề nghiệp, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giảng dạy của giảng viên cũng đều được nhất trí cao từ các đối tượng nghiên cứu thông qua các kỹ năng như: kỹ năng giảng dạy (3,43 & 3,37), kỹ năng quản lý (3,26 & 3,34), kỹ năng đánh giá (3,19 & 3,31) và kỹ năng hướng dẫn (3,16 & 3,26).
3. Luận án chỉ ra rằng hoạt động giảng dạy của giảng viên tại ĐH Thái Nguyên là tương đối tốt. Trong đó, hoạt động giảng dạy của giảng viên được đánh giá ở các lĩnh vực như, sự tận tụy (3,90 & 3,69), kiến thức chuyên môn (4,13 & 3,75), dạy sinh viên học tập độc lập, tự chủ (3,80 & 3,67) và quản lý việc học tập của sinh viên (3,79 & 3,56).
4. Dựa vào các giá trị R được tìm thấy hầu hết trong các khoảng có mức độ tương quan cao (0,7 ≤ R < 0,9 & 0,5 ≤ R < 0,8) và mức độ tương quan trung bình (0,3 ≤ R < 0,5 & 0,1 ≤ R2 < 0,5), luận án đã cho thấy các yếu tố quyết định đến hoạt động giảng dạy của giảng viên đó là: sự tận tụy- yếu tố này chủ yếu liên quan tới đặc điểm nghề nghiệp của người giảng viên; kiến thức chuyên môn - yếu tố liên quan chủ yếu đến đặc điểm cá nhân; kỹ năng sư phạm và hồ sơ giảng viên; giảng dạy cho sinh viên học tập độc lập, tự chủ - yếu tố liên quan chủ yếu đến đặc điểm nghề nghiệp và hồ sơ giảng viên và việc quản lý việc học tập của sinh viên - yếu tố liên quan chủ yếu đến đặc điểm cá nhân và đặc điểm nghề nghiệp của người giảng viên.
5. Luận án đề xuất: (1) giảng viên nên xem xét việc phát triển các đặc điểm cá nhân và chuyên môn nghề nghiệp của mình như một ưu tiên hàng đầu để đảm bảo chất lượng trong giảng dạy, (2) Lãnh đạo Đại học Thái Nguyên nên thông qua chương trình nâng cao được đề xuất trong nghiên cứu này để áp dụng trong giảng dạy, qua đó đảm bảo được chất lượng giáo dục, (3) các giảng viên nên giúp đỡ lẫn nhau, cùng với sự hỗ trợ từ phía Ban Giám Hiệu, chủ nhiệm khoa để đánh giá hiệu quả hoạt động giảng dạy của giảng viên theo định kỳ và tìm hiểu những tương quan đến hoạt động giảng dạy của giảng viên để xác định những yếu tố có ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy, (4) các nhà nghiên cứu trong tương lai có thể phát triển các nghiên cứu tương tự, hoặc thay đổi phương pháp của nghiên cứu trong khu vực hoặc trong trường học của mình để hỗ trợ trong việc nâng cao các đặc điểm cá nhân và nghề nghiệp của giảng viên.
KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẪN ĐỀ CÒN BỎ NGỎ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
* Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
- Đại học Thái Nguyên có thể áp dụng, phát triển chương trình nâng cao trong luận án này bởi hoạt động giảng dạy của giảng viên phải đảm bảo được chất lượng giáo dục;
- Kết quả nghiên cứu này có thể phục vụ như một nguồn cảm hứng cho các nhà nghiên cứu, đặc biệt những người muốn tiến hành các nghiên cứu tương tự trong đơn vị của mình. Họ có thể sử dụng các kết quả nghiên cứu như thông tin ban đầu, hoặc có thể được hỗ trợ bởi các phương pháp và chiến lược trong luận án này để tiếp tục nghiên cứu về hoạt động giảng dạy tại cơ sở của mình.
* Những vấn đề bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu:
- Nghiên cứu tiếp tục tiến hành điều tra trên đối tượng lớn hơn tìm hiểu sâu rộng hơn về các đặc điểm của giảng viên, hoạt động giảng dạy của giảng viên Đại học Thái Nguyên.
- Nghiên cứu tiếp tục điều tra hiệu quả của việc áp dụng chương trình nâng cao để thúc đẩy hoạt động giảng dạy của giảng viên Đại học Thái Nguyên.
INFORMATION OF DOCTORAL DISSERTATION
DEM. Candidate: Nguyen Dinh Yen
Research title: Correlates of teachers’ performance: basis for enhancement program at Thai Nguyen University
Major: Educational management
Training course: 2010- 2014
Scientific supervisor: Prof. Apolonia A. Espinosa, PhD.
Training location: College of Agriculture and Forestry, Thai Nguyen University, Vietnam.
Type of program: International joint training program on Doctor of Educational Management, between Thai Nguyen University - Vietnam and Southern Luzon State University-Philippines
Degree granting institution: Southern Luzon State University, Philippines.
THE NEW SCIENTIFIC FINDINGS
1. The dissertation aims to determine the correlates of teaching performance with a viewpoint of developing an enhancement program for Thai Nguyen University school year 2013 – 2014.
2. The dissertation was carried out with 145 teachers and 728 students at TNU and found that the personal and professional characteristics of teachers were generally viewed by respondents to affect teaching performance. In detail, the factors in relation to personal characteristics that affect teaching performance resulted in physical aspects (3.37 and 3.36 respectively or strongly agree); mental aspects (3.44 and 3.35 respectively, or strongly agree); emotional aspects (3.51 and 3.40 respectively, or strongly agree) and social aspects (3.30 and 3.36 respectively or strongly agree). In addition, the factors in relation to professional characteristics that affect teaching performance also resulted at a respectively, or strongly level of agreement from teachers and students, consisting of teaching skills (3.43 and 3.37); management skills (3.26 and 3.34); evaluation skills (3.19 and 3.31) and guidance skills (3.16 and 3.26).
3. The dissertation discovered that the respondents viewed the performance of teachers at TNU as to commitment (3.90 and 3.69), knowledge of subject (4.13 and 3.75), independent learning (3.80 and 3.67) and management of learning (3.79 and 3.56) as very satisfactory.
4. Based on the R values mostly found at moderate or medium level of correlation (0.3 ≤ R < 0.5 & 0.1 ≤ R2 < 0.5) and large or strong correlation (0.7 ≤ R < 0.9 & 0.5 ≤ R < 0.8), it can be said that the factors that predict teachers’ performance as to commitment were mostly attributed to their professional characteristics knowledge of subject matter, mostly relate in their personal and professional skills and their demographic profile; teaching for independent learning, mostly relate in their professional characteristics and demographic profile; and management of learning, mostly relate in their personal and professional characteristics.
5. The dissertation proposed some recommendations as follows: (1) Teachers should consider making personal and professional development a top priority to ensure quality in their teaching; (2) The Thai Nguyen University administration may adapt or adopt the enhancement program developed in this study for its teaching safeguard the students’ and the community’s right to quality education; (3) Teachers and administrators, not only in TNU, should help one another to periodically assess teaching performance and its correlates to keep track of potential influencing factors that may induce or discourage quality teaching; (4) Future researchers may pursue a similar study, following or modifying the methodologies of this study in their own areas or Universities to aid teachers in reflecting on how they can improve personally and professionally.
APPLICATION FEASIBILITY AND RECOMMENDATIONS FOR FURTHER STUDIES
* Application feasibility:
- The administration may adopt or adapt the developed enhancement program since its teaching safeguard the students’ right to quality education;
- The results of the study can serve as inspiration for researchers who wish to conduct a similar study in their respective institutions. They may use the results of the study as baseline information, or could be guided by its methodologies and strategies to pursue a similar path in studying about their teaching force.
* Recommendations for further studies
- Further research should include testing subjects in a larger scale of respondents and investigating characteristics of teachers and their teaching performance.
- It will be greater value if further studies investigate the impacts of the enhancement program to foster the teaching performance of TNU.