Thông tin luận án
Ngày 04-09-2018
Thông tin luận án của NCS. Trần Thị Thanh Xuân
TRANG THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Tên đề tài luận án tiến sĩ: “Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh cho tỉnh Bắc Giang”
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 9.34.04.10
Họ và tên NCS: Trần Thị Thanh Xuân
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đỗ Anh Tài
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – Đại học Thái Nguyên
NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN
- Những đóng góp về lý luận và học thuật
Luận án đã hệ thống hóa và làm rõ hơn vấn đề lý luận và thực tiễn về nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, xây dựng được khái niệm nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, xây dựng được hệ thống chỉ tiêu và quy trình nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh cho tỉnh Bắc Giang. Luận án là nghiên cứu đầu tiên sử dụng phương pháp nhân tố khám phá (EFA) nhằm phân tích và tìm nguyên nhân tác động làm cho các chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh bị thấp điểm và giảm điểm tại tỉnh Bắc Giang.
- Những đóng góp về thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án cho thấy có sự nhìn nhận khác nhau về nguyên nhân mà chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh bị đánh giá thấp điểm và giảm điểm giữa 3 nhóm được hỏi (các nhà lãnh đạo, doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài), nhóm cán bộ quản lý đánh giá mức độ ít quan trọng hơn so với nhóm doanh nghiệp điều này cũng lý giải một phần tại sao trong những năm qua tỉnh Bắc Giang đã đưa ra nhiều chính sách mà chưa thể cải thiện và nâng cao được các chỉ số năng lực cạnh tranh cấp, vì các chính sách đó có thể chưa thực sự phù hợp với yêu cầu thực tiễn từ phía doanh nghiệp là những người có quyền đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Trong đó có 3 chỉ số (Chỉ số cạnh tranh bình đẳng; Chi phí không chính thức và Chỉ số thiết chế pháp lý) được cho là nguyên nhân ảnh hưởng nhất làm cho PCI của tỉnh Bắc Giang bị thấp điểm và giảm điểm trong thời gian qua.
Căn cứ vào bối cảnh trong và ngoài nước cùng với những định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2018-2025, kết hợp với những hạn chế, thách thức của tỉnh, luận án đề xuất 02 nhóm giải pháp (nhóm chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh bị thấp điểm và nhóm chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh bị giảm điểm) và 04 kiến nghị nhằm nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh cho tỉnh Bắc Giang đến năm 2025.
KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN
1. Ứng dụng trong học thuật và nghiên cứu khoa học
Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước, luận án chỉ ra các nguyên nhân làm cho các chỉ số PCI trong giai đoạn đến 2017 luôn bị đánh giá thấp điểm và giảm điểm so điểm trung vị của cả nước để đưa ra các giải pháp giúp cải thiện các chỉ số bị thấp điểm và giảm điểm trong giai đoạn tới.
2. Ứng dụng trong thực tiễn quản lý
Luận án đề xuất các giải pháp cho các chỉ số NLCT cấp tỉnh bị thấp điểm và giảm điểm nhằm nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, thu hút đầu tư, phát triển ổn định các doanh nghiệp dân doanh để đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở cấp tỉnh hiện nay.
Luận án là kênh cung cấp thông tin quan trọng cho các nhà lãnh đạo tỉnh, thành phố, các cơ quan tham mưu, tổ chức kinh tế và các cá nhân tham khảo.
Các giải pháp mà luận án đưa ra không chỉ có ý nghĩa áp dụng thực tiễn đối với tỉnh Bắc Giang, mà mong muốn làm bài học kinh nghiệm cho các địa phương trong vùng và trong khu vực, ứng dụng, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh để đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở cấp tỉnh hiện nay.
NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN BỎ NGỎ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
Luận án chưa chỉ ra lợi thế và bất lợi của tỉnh Bắc Giang ảnh hưởng tới việc nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Đây sẽ là nội dung gợi mở cho các hướng nghiên cứu tiếp theo.
PhD DISSERTATION INFORMATION
Name of dissertation: “Enhancing the provincial competitiveness index for Bac Giang province”
Majority: Economic Management
Code: 9.34.04.10
Full name of PhD candidate: Tran Thi Thanh Xuan
Scientific Research Instructors: Associate Professor, Dr. Do Anh Tai
Training institution: University of Economics and Business Administration - Thai Nguyen University
INITIATIVES OF THE DISSERTATION
- Theoretical and academic contributions
The dissertation has systematized and clarified the theoretical and practical issues on improving the provincial competitiveness index, developed the concept of improvement of provincial competitiveness index, developed the target indicator system and research process to improve the provincial competitiveness index for Bac Giang province. This is the first study to use the Exploratory Factor Analysis (EFA) method to analyze and find out the causes that make the provincial competitiveness indexes low-ranked and decreased scores in Bac Giang province.
- Practical contributions
The results of the dissertation show that different perceptions of the reasons for which the provincial competitiveness index was low - ranked and decreased among the three groups of respondents (leaders, non-state enterprises and FDI enterprises). In addition, the leader group assessed less important level than the group of enterprises did. This also explains why even the province has introduced many policies, however, the provincial competitiveness index has not been improved and enhanced, as those policies may not be in line with the actual requirements of enterprises who have the power to assess the provincial competitiveness index. Three indices (fair competition index, non-formal cost index and legal institution index) are believed to be the most influential factors for Bac Giang's PCI to be underscored and decreased in the past.
Based on the domestic and international context and the socio-economic development orientation and goals of Bac Giang province in 2018-2025, combined with the constraints and challenges of the province, the dissertation has recommended two groups of solutions (the low – score group of provincial competitiveness index and the decreased – score group of provincial competitiveness index ) and 04 recommendations to raise the provincial competitiveness index for Bac Giang province towards 2025.
APPLICABILITY IN PRACTICE
1. Application in academic and scientific research
On the basis of inheriting previous studies, the dissertation points out the causes for the fact that PCI indicators in the period up to 2017 are always low - ranked and decreased in comparison with the median point of the country to provide solutions. This will help to improve the indexes whose scores are low or decreased in the next period
2. Application in management practice
The dissertation proposes measures for low - ranked and decreased score PCI in order to raise the provincial competitiveness index to attract investment and stable development of private enterprises so as to speed up the socio-economic development program at the provincial level.
The dissertation is a channel that provides important information to provincial, city leaders, advisory agencies, economic organizations and individuals.
The solutions proposed by the dissertation are not only of practical significance for Bac Giang province, but also the the lessons learned for local and regional authorities to enhance provincial competition index, speeding up the socio-economic development process at the provincial level.
OUTSTANDING PROBLEMS FOR FURTHER RESEARCH
The dissertation has not pointed out the impacts of the advantages and disadvantages of Bac Giang province on enhancing the provincial competitiveness index. This will be an open topic for further research.
Nguồn: Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – Đại học Thái Nguyên