Thông tin luận án

Ngày 08-05-2014

Thông tin luận án của NCS Hoàng Văn Bình

Tên đề tài luận án: Nâng cao khả năng giao tiếp cho các nhà quản lý giáo dục trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc: Cơ sở cho các chương trình đào tạo.

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Khoá đào tạo: 2009 - 2014

Người hướng dẫn khoa học: TS. RICARYL CATHERINE CRUZ

Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên.

Cơ sở đào tạo: Chương trình liên kết đào tạo Tiến sĩ Quản lý giáo dục giữa Đại học Thái Nguyên - Việt Nam và Đại học Tổng hợp Southern Luzon – Philippines.

Đơn vị cấp bằng: Đại học Tổng hợp Southern Luzon – Philippines.

NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN

  1. Luận án đề xuất phương pháp, công cụ và hệ thống câu hỏi để đánh giá khả năng giao tiếp của các cán bộ quản lý giáo dục.
  2. Luận án đánh giá khả năng giao tiếp của cán bộ quản lý giáo dục trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc với 06 chỉ tiêu, bao gồm: Kỹ năng giao tiếp giữa các cá nhân, kỹ năng cảm xúc, kỹ năng nhạy cảm, kỹ năng linh hoạt, kỹ năng thuyết phục và kỹ năng giải quyết vấn đề trong quá trình giao tiếp.
  3. Luận án so sánh khả năng nhận thức về giao tiếp của cán bộ quản lý giáo dục trong ba cấp của ngành giáo dục: Cấp Sở - phòng giáo dục và đào tạo của tỉnh, huyện; Cấp trung học phổ thông; Cấp tiểu học và trung học cơ sở. Tại Sở - Phòng Giáo dục và Đào tạo Tỉnh/Huyện, khả năng giao tiếp của người quản lý giáo dục được đánh giá tốt. Cả hai nhóm Trường Trung học Phổ thông và Tiểu học - Trung học cơ sở, khả năng giao tiếp được đánh giá kém. Trong đó, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nhạy cảm, kỹ năng linh hoạt, kỹ năng giao tiếp thuyết phục là những yếu tố kém nhất, đặc biệt là đối với nhóm cán bộ quản lý giáo dục tại các trường Phổ thông Trung học, Trung học cơ sở và Tiểu học.
  4. Luận án đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp của cán bộ quản lý giáo dục. Qua nghiên cứu cho thấy, yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp của các nhà lãnh đạo giáo dục là yếu tố kỹ năng giao tiếp giữa các cá nhân, tiếp theo là kỹ năng giao tiếp thuyết phục, kỹ năng giải quyết vấn đề trong quá trình giao tiếp, kỹ năng cảm xúc, kỹ năng linh hoạt, và cuối cùng là kỹ năng nhạy cảm.
  5. Luận án đề xuất nhiều chương trình đào tạo giá trị để tăng cường khả năng giao tiếp của cán bộ quản lý giáo dục, như: Nghệ thuật Giao tiếp, Đào tạo ngoại ngữ, Nghệ thuật kiểm soát tâm lý, Quản lý Tâm lý lãnh đạo, Kỹ năng mềm, Nghệ thuật đàm phán và Nghệ thuật thuyết trình…
  6. Luận án đề xuất các giải pháp giá trị cải thiện khả năng giao tiếp của cán bộ quản lý giáo dục, như: (1) Việc đào tạo về giao tiếp cần được thực hiện một cách liên tục đối với các nhà lãnh đạo giáo dục trong hệ thống phân cấp của Bộ Giáo dục, (2) Bổ sung nhiều không gian và phòng để cải thiện tất cả các chỉ số về khả năng giao tiếp, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng cảm xúc, kỹ năng nhạy cảm, kỹ năng linh hoạt, kỹ năng thuyết phục, kỹ năng giải quyết vấn đề của các nhà lãnh đạo giáo dục, (3) Vận dụng các yếu tố nhạy cảm hoặc các yếu tố khác trong giao tiếp... có thể liên quan đáng kể tới các nhà lãnh đạo giáo dục đương nhiệm, hoặc có thể có các yếu tố khác được sử dụng trong nghiên cứu quản lý giáo dục trong tương lai; (4) Chính phủ nên tập trung và cung cấp tất cả các thiết bị cần thiết để thực hiện chương trình đào tạo.

KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

* Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

-   Kết quả luận án là tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý cấp nhà nước trong việc xây dựng kế hoạch hành động và chiến lược cải thiện khả năng giao tiếp cho các nhà lãnh đạo giáo dục, tập trung vào những kỹ năng giao tiếp quan trọng.

-   Các phương pháp, công cụ và bảng câu hỏi của luận án được vận dụng hữu ích trong việc định kỳ đánh giá khả năng giao tiếp của các nhà quản lý giáo dục theo quý hoặc theo năm.

* Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu:

-   Nghiên cứu nâng cao khả năng giao tiếp cho cán bộ quản lý giáo dục ở các địa phương khác Vĩnh Phúc.

-   Nghiên cứu đánh giá khả năng giao tiếp trong các lĩnh vực khác quản lý giáo dục, góp phần xây dựng bức tranh toàn cảnh về khả năng giao tiếp của tất cả các nhà lãnh đạo Việt Nam.

 

INFORMATION OF DOCTORAL DISSERTATION

DEM. Candidate: Hoang Van Binh

 

Research title: Enhancing the Communication Skills of Educational Managers in Vinh Phuc province: Basis for a training program.

Major: Educational Management.

Training course: 2009 - 2014

Scientific supervisor: Dr. Ricaryl Catherine Cruz

Training location: College of Agriculture and Forestry, Thai Nguyen University, Vietnam.

Type of program: International joint training program on Doctor of Educational Management, between Thai Nguyen University - Vietnam and Southern Luzon State University – Philippines.

Degree granting institution: Southern Luzon State University, Philippines.

THE NEW SCIENTIFIC FINDINGS

1. The dissertation proposes methodology, instrument and system of questionnaires to evaluate the communication ability of educational managers.

2. The dissertation evaluated communication ability of educational managers in Vinh Phuc province following six components, including Interpersonal communication skills, Emotional skills, Sensitivity skills, Flexibility skills, Persuasive communication skills and Problem solving skills in communication process.

3. The dissertation compared the perceived communication ability of educational managers in three areas: Provincial and District Department of Education and Training, High School, Primary and Secondary School. In District/Provincial Department of Education and Training group, communication ability of education manager was rated Good. Both of High school group and Primary and Secondary School group, communication ability was rated Fair. Weak points were mentions about Interpersonal Communication skills, Sensitivity skills, Flexibility skills and Persuasive Communication Skills, especially with “High School” and “Primary – Secondary School” group.

4. The dissertation analyzed factors that affecting to communication ability of educational managers. Therefore, the most important factor affecting to communication ability of educational leaders is interpersonal communication skills factor, followed by persuasive communication skills, problem solving skills in communication process factor, emotional skills factor, flexibility skills factor, and finally sensitivity skills factor.

5. The dissertation proposed lots of value training programs for enhancing communication ability of educational managers, such as: Art of communication, Foreign language training, Art of psychological control, Psychology Leadership Management, Soft skills, Art of Negotiation, Art of Presentation and so on.

6. The dissertation proposes value recommendations to improve communication ability of educational managers, such as: (1) Proposed a continuously training implemented to have succession  of the educational leaders in the hierarchy of the Department of Education; (2) There are much space and room for improvement in all the sell - indicators of communication ability in terms of interpersonal skills, emotional skills, sensitivity skills, flexibility skills, persuasive skills, and problem solving skills educational leaders; (3) There might be other sensitive variables or factors in communication,...that would be significantly related with the incumbent educational leaders; or there could be other variables which could be used in future researches along educational management; (4) The government should focus and provide all necessary equipment for implementation of training programs.

APPLICATION FEASIBILITY AND RECOMMENDATIONS FOR FURTHER STUDIES

* Application feasibility:

-    The results of the dissertation are the reference for the management at national level to have action plans and strategies to improve communication skills for educational leadership, focusing on important communication skills.

-   The methods, tools and questionnaires of the dissertation is usefully applied in periodical assessing communication skills of educational managers quarterly or annual.

* Recommendations for further studies:

-   Study on enhancing communication capabilities for educational managers in other provinces besides Vinh Phuc.

-    Assess the ability to communicate in other areas of educational management, contributing to building the panorama of possibilities for communication of all the leaders of Vietnam.

Các bài liên quan