Thông tin luận án

Ngày 08-05-2014

Thông tin luận án của NCS Nguyễn Thị Đạt Khoa

Tên đề tài luận án tiến sĩ: Tiêu chuẩn đánh giá Hiệu trưởng các trường Trung học cơ sở tại thành phố Hải Phòng: Cơ sở xây dựng chương trình  chiến lược.

Chuyên ngành: Quản lý Giáo dục.

Khoá đào tạo: 2010 - 2014

Người hướng dẫn khoa học: TS. Ricaryl Catherine P. Cruz.

Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên.

Cơ sở đào tạo: Chương trình liên kết đào tạo Tiến sĩ Quản lý Giáo dục giữa Đại học Thái Nguyên - Việt Nam và Đại học tổng hợp Southern Luzon - Philippines.

Đơn vị cấp bằng:  Đại học tổng hợp Southern Luzon - Philippines.

 

NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN

1. Luận án cung cấp bằng chứng thực nghiệm để chỉ ra các tiêu chuẩn lãnh đạo hiện tại của các nhà lãnh đạo trường Trung học cơ sở ở thành phố Hải Phòng về: tầm nhìn, văn hóa học hỏi, công tác quản lý, gia đình và cộng đồng, đạo đức và bối cảnh xã hội.

2. Luận án xác định sự khác biệt đáng kể giữa các tiêu chuẩn lãnh đạo trường Trung học cơ sở ở thành phố Hải Phòng (tầm nhìn, văn hóa học hỏi, công tác quản lý, gia đình và cộng đồng, đạo đức và bối cảnh xã hội) dựa trên độ tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, trình độ đào tạo, thu nhập hàng tháng, thâm niên công tác và thâm niên quản lý

Với 6 tiêu chuẩn đánh giá Hiệu trưởng trường Trung học cơ sở thành phố Hải Phòng thì:

a. Không có sự khác biệt đáng kể về tầm nhìn khi các câu trả lời được nhóm lại theo tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, trình độ đào tạo, thu nhập hàng tháng, thâm niên công tác, thâm niên quản lý.

b. Không có sự khác biệt đáng kể về văn hoá học hỏi khi các câu trả lời được nhóm lại theo tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, trình độ đào tạo, thu nhập hàng tháng, thâm niên công tác, thâm niên quản lý.

c. Có sự khác biệt đáng kể về quản lý khi các câu trả lời được nhóm lại theo trình độ đào tạo và không có sự khác biệt đáng kể về quản lý khi các câu trả lời được nhóm lại theo tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, thu nhập hàng tháng, thâm niên công tác, thâm niên quản lý.

d. Có sự khác biệt đáng kể về gia đình và cộng đồng khi các câu trả lời được nhóm lại theo tuổi, thâm niên công tác, thâm niên quản lý và không có sự khác biệt đáng kể về gia đình và cộng đồng khi các câu trả lời được nhóm lại theo giới tính, tình trạng hôn nhân, trình độ đào tạo, thu nhập hàng tháng.

e. Không có sự khác biệt đáng kể về đạo đức khi các câu trả lời được nhóm lại theo tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, trình độ đào tạo, thu nhập hàng tháng, thâm niên công tác, thâm niên quản lý.

f. Không có sự khác biệt đáng kể về bối cảnh xã hội khi các câu trả lời được nhóm lại theo tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, trình độ đào tạo, thu nhập hàng tháng, thâm niên công tác, thâm niên quản lý.

3. Luận án đề xuất một chương trình chiến lược để nâng cao tiêu chuẩn lãnh đạo của các nhà lãnh đạo trường Trung học ở thành phố Hải Phòng.

4. Luận án cung cấp các tiêu chuẩn để giúp các nhà quản lý giáo dục trong tuyển dụng và bổ nhiệm lãnh đạo làm việc hiệu quả.

KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẪN ĐỀ CÒN BỎ NGỎ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

* Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Kết quả của luận án có thể được áp dụng trực tiếp trong lĩnh vực quản lý giáo dục, cụ thể là:

- Kết quả Luận án giúp Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng các trường Trung học cơ sở có thể tự đánh giá năng lực quản lý và hiệu quả công việc hiện nay của họ, từ đó có kế hoạch tự bồi dưỡng cho bản thân và kế hoạch đào tạo lực lượng kế cận mình, có đầy đủ nhận thức về tầm nhìn, văn hoá học hỏi, quản lý, gia đình và cộng đồng, đạo đức, bối cảnh xã hội.

- Ứng dụng Luận án, các nhà quản lý giáo dục cấp trên, các nhà hoạch định chính sách có được cơ sở để đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý (hiệu trưởng) các trường Trung học cơ sở thành phố Hải Phòng. Từ đó xây dựng những chính sách phù hợp về các vấn đề như: bổ nhiệm, đề bạt, luân chuyển, qui hoạch, khen thưởng, chương trình đào tạo,....

- Luận án là cơ sở trong việc lựa chọn nhà quản lý giáo dục (hiệu trưởng), người lãnh đạo có thể dựa vào tiêu chuẩn đã đưa ra để xác định các ứng cử viên có trình độ cao về tầm nhìn, văn hoá học hỏi, quản lý, gia đình và xã hội, đạo đức, bối cảnh xã hội. Các ứng cử viên tốt nhất sẽ được lựa chọn và bổ nhiệm nhằm hoàn thành hiệu quả nhiệm vụ của họ và nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc tại các trường Trung học cơ sở của thành phố Hải Phòng.

* Những vấn đề bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu:

- Nghiên cứu tiêu chuẩn đánh giá Hiệu trưởng các trường Trung học cơ sở cần được kiểm tra với các mẫu lớn hơn của các nhóm tuổi và/hoặc nhóm công việc khác; ngoài ra còn có thể xác định sự khác biệt về tầm nhìn, văn hoá học hỏi, quản lý, gia đình và xã hội, đạo đức, bối cảnh xã hội ở nam giới và phụ nữ, người có thâm niên quản lý nhiều hay ít, trình độ đào tạo cao hay thấp...

- Cần nghiên cứu sâu hơn, tập trung vào tầm nhìn, văn hoá học hỏi, quản lý, gia đình và xã hội, đạo đức, bối cảnh xã hội  trong các đối tượng khác của ngành giáo dục (như Phó Hiệu trưởng, tổ trưởng, giáo viên, nhân viên) hoặc trong các đối tượng thuộc các lĩnh vực khác ngoài ngành giáo dục.


INFORMATION OF DOCTORAL DISSERTATION

DEM. Candidate: Nguyen Thi Dat Khoa (Lucy)

Research title: Assessment of the Leadership Standards of the Secondary School Leaders in Hai Phong City: Basis for an Intervention Program.

Major: Educational management.

Training course: 2010 - 2014.

Scientific supervisor:  Dr. Ricaryl Catherine P. Cruz.

Training location: College of Agriculture and Forestry, Thai Nguyen University, Vietnam.

Type of program: International joint training program on Doctor of educational management, between Thai Nguyen University - Viet Nam and Southern Luzon State University - Philippines.

Degree granting institution: Southern Luzon State University, Philippines.

THE NEW SCIENTIFIC FINDINGS

1. The dissertation offers empirical evidence to indicate the current leadership standards of the secondary school leaders in Haiphong City in terms of: Shared Vision, Culture of Learning, Management, Family and Community, Ethics and Societal Context.

2. The dissertation points out the significant difference on the current leadership standards of the secondary school leaders in Haiphong city (Shared Vision, Culture of Learning, Management, Family and Community, Ethics and Societal Context) bases on Age, Gender, Civil Status, Educational Attainment, Monthly Income, Length of service and Length of management experiences.

Using six leadership standards afore-mentioned of the secondary school leaders in Hai Phong City, the dissertation has pointed out the following findings:

a. There are not significant differences on shared vision when the respondents are grouped according of age, gender, civil status, educational attainment, monthly income, length of service and length of management experiences.

b. There are not significant differences on culture of learning when the respondents are grouped according of age, gender, civil status, educational attainment, monthly income, length of service and length of management experiences.

c. There are significant differences on management when the respondents are grouped according of educational attainment and there are not significant differences on management when the respondents are grouped according of age, gender, civil status, monthly income, length of service and length of management experiences.

d. There are significant differences on family and community when the respondents are grouped of according age, length of service, length of management experience and there are not significant differences on family and community when the respondents are grouped according of gender, civil status, monthly income.

e. There are not significant differences on Ethics when the respondents are grouped according of age, gender, civil status, educational attainment, monthly income, length of service and length of management experiences.

f. There are not significant differences on Societal Context  when the respondents are grouped according of age, gender, civil status, educational attainment, monthly income, length of service and length of management experiences.

3. The dissertation proposed a strategic intervention program to  enhance the leadership standard of the secondary school leaders in Haiphong City.

4. The dissertation offers the criteria for helping the educational managers in recruiting and appointing leaders to work effectively.

 

APPLICATION FEASIBILITY AND RECOMMENDATIONS FOR FURTHER STUDIES

* Application feasibility:

The results of the dissertation can be applied directly to the field of educational management. For details:

- The results of the dissertation can help the principals and vice-principals of secondary schools to assess the management capacity and efficiency of their current work. Thereby, they can produce the self-development plans to improve themselves and to select the next leader generation who are fully aware of Shared Vision, Culture of Learning, Management, Family and Community, Ethics and Societal Context to enhance the leadership capacity.

- The higher education management and the policy makers can use the results of this thesis as the  basis to evaluate the status of the managers (principals) of secondary schools in Hai Phong city. Based on that, they can  develop appropriate policies concerning with the promotion, transfer, planning, reward, training programs, etc.

- The results of this thesis can be used as the the basis for the selection of educational administrators (principals). By relying on the criteria proposed in this thesis, the leaders can identify the appropriate candidates who have the high level of Shared Vision, Culture of Learning, Management, Family and Community, Ethics and Societal Context. The selected candidate are expected to fulfill excellently their mission, thereby improving the quality and efficiency of their work at the Secondary School in Hai Phong City.

* Recommendations for further studies:

- It is highly recommended to extend the research in this thesis by  incorporating a larger sample of age groups and/or work groups. In addition, we planned to study other characteristics such as the differences in Shared Vision, Culture of Learning, Management, Family and Community, Ethics and Societal Context, the length of service and profesional degree

- Future studies should be also focused on the Shared Vision, Culture of Learning, Management, Family and Community, Ethics and Societal Context of the other objects in the education field (such as deputy principals, heads, teachers, or staffs) and are applied to other areas rather than the education field as well.

Các bài liên quan