Thông tin luận án

Ngày 09-05-2014

Thông tin luận án của NCS Đỗ Khắc Thanh

Tên đề tài luận án: Nâng cao biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên Trường Đại học Hùng Vương

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Khóa đào tạo: 2009-2014

Họ và tên nghiên cứu sinh: Đỗ Khắc Thanh

Người hướng dẫn khoa học: TS. Teresita V. dela Cruz

Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên.

Cơ sở đào tạo: Chương trình liên kết đào tạo Tiến sĩ Quản lý Giáo dục  giữa Đại học Thái Nguyên, Việt Nam và Đại học tổng hợp Southern Luzon, Philippines.

Đơn vị cấp bằng:  Đại học Tổng hợp Southern Luzon, Philippines.

NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN

1. Đánh giá thực trạng về hoạt động tự học của sinh viên trên các phương diện: Ý thức tự học, kỹ năng tự học, thói quen tự học, các điều kiện phục vụ tự học, sáng kiến của giảng viên, địa điểm tự học, công tác quản lý.

2. Tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tự học, bao gồm cả yếu tổ chủ quan và yếu tố khách quan. Các yếu tố khách quan ảnh hưởng lớn đến hoạt động tự học của sinh viên bao gồm: (a) chủ trương chính sách liên quan đến vấn đề dạy và học, (b) chương trình đào tạo, sự hấp dẫn của môn học, (c) phương pháp giảng dạy của giảng viên, môi trường học tập. Các yếu tố chủ quan bao gồm: (i) động cơ học tập, (ii) phương pháp và kỹ năng tự học, (iii) ý thức tự giác, (iv) khả năng nhận thức, (v) kế hoạch quản lý việc tự học.

3. Xác định mối quan hệ giữa hoạt động tự học và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tự học.

4. Nhận biết các biện pháp quản lý hoạt động tự học khác nhau với các nội dung: Lập kế hoạch; tổ chức định hướng; tổ chức việc bồi dưỡng kỹ năng; quản lý công tác sử dụng thiết bị cho việc tự học.

5. Đề xuất 6 biện pháp quản lý hoạt động tự học:

a.  Kế hoạch hóa công tác quản lý hoạt động tự học.

b. Tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức, xây dựng động cơ thái độ và bồi dưỡng kỹ năng tự học cho sinh viên.

c. Tổ chức thực hiện việc đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm phát huy tính tích cực tự học.

d. Tăng cường các hoạt động nghiên cứu khoa học nhằm phát huy động cơ tự học.

e. Tổ chức và quản lý các hoạt động trong ngoài giờ lên lớp cho sinh viên.

f. Quản lý và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động tự học.

KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

* Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

- Những biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên sẽ được ứng dụng trong Trường ĐH Hùng Vương ngay trong năm học mới để nâng cao kết quả học tập của sinh viên.

- Kết quả của luận án được ứng dụng để tổ chức các khóa bồi dưỡng kỹ năng tự học cho sinh viên; Xây dựng qui trình phối hợp các lực lượng trong nhà trường tham gia quản lý hoạt động tự học của sinh viên.

* Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu:

Xây dựng công cụ và kỹ thuật để đánh giá chính xác kỹ năng tự học của sinh viên.

 

INFORMATION OF DOCTORAL DISSERTATION

DEM. Candidate: Do Khac Thanh (Tom)

 

Research title: Enhancing management measures on students' self- study activities at Hung Vuong University

Major: Educational Management

Training Course: 2009-2014

Scientific supervisor: Dr. Teresita V. dela Cruz

Training location: University of Agriculture and Forestry, Thai Nguyen University, Viet Nam.

Type of program: International joint training program on Doctor of  Educational Management, between Thai Nguyen University, Viet Nam and Southern Luzon State University, Philippines.

Degree granting Institution: Southern Luzon State University, Philippines.

THE NEW SCIENTIFIC FINDINGS

1. Assessment of the status of students' self- study activities in terms of the sense of self-learning, self-study skills, self- study habits, services for self-study, teacher initiatives, self- study location, administration.

2. Find out the factors that may affect the activities of students' self- study, including external factors and internal factors. The external factors are listed as follows: (a) the policies relating to issues of teaching, (b) training curriculum, the attractiveness of the course, (d) teaching  methodology,  environment of the school. The internal factors are listed as follows: (i) Self- motivation, (ii) Methods and study skills, (iii) Self-regulation, (iv) Ability to acquire learning, (v) Self- study management plan.

3. Determine the relationship between self- study activities and factors affecting the self- study activities.

4. Identify the different management measures of self-study activities in terms of planning  the management of self-study; organizing the orientation for self-study activities; organizing  management activities  for self-learning skills enhancement; managing the use of facilities and equipment for  students’ self-study activities.           

5. Proposed 6 management measures for self-study activities:

a)  Planning the management of students' self-study.

b) Organizing activities to raise awareness, building attitudes and self- study skills training for students.

c) Organizing the implementation of innovative teaching methods that promote positive self- study.

d) Strengthening scientific research activities to promote students' motivation in studying.

e) Organizing and manage the organizational and extracurricular activities for students.

f) Management and efficient use of facilities catering for self-study activities.

 APPLICATION FEASIBILITY AND RECOMMEDATIONS FOR FURTHER STUDIES

* Application feasibility:

- The management measures of students' self-study activities will be implemented from this school year to improving the quality of students outcome.

- The findings are applied to organize the training course of self- study skills for students and to build the processes to coordinate forces in participating the management of self- study activities of students.

* Recommendation for further studies:

Build up tools and technical for accurate assessment of self-study skills of students.

Các bài liên quan