Thông tin luận án

Ngày 09-05-2014

Thông tin luận án của NCS. Nguyễn Trường Giang

Tên đề tài luận án tiến sĩ: Kỹ năng giám sát, kỹ năng giảng dạy và năng lực chuyên môn của giảng viên các trường Cao đẳng nghề tại tỉnh Nghệ An: Cơ sở xây dựng chương trình tăng cường

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Nghiên cứu sinh: Nguyễn Trường Giang

Khóa đào tạo: 2010 - 2014

Người hướng dẫn khoa học: TS. Apolonia A. Espinosa

Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên

Cơ sở đào tạo: Chương trình liên kết đào tạo tiến sĩ Quản lý Giáo dục giữa Đại học Thái Nguyên, Việt Nam và Đại học Tổng hợp Southern Luzon, Philippines

Đơn vị cấp bằng: Đại học Tổng hợp Southern Luzon, Philippines

 

NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN

Luận án tiến sĩ này được thực hiện nhằm đánh giá kỹ năng giám sát và kỹ năng giảng dạy của giảng viên tại 3 trường cao đẳng nghề tại tỉnh Nghệ An và tìm ra mối quan hệ giữa các kỹ năng nói trên với năng lực chuyên môn của giảng viên nhằm xây dựng chương trình tăng cường. Một số kết quả mới của luận án như sau:

1. Luận án cung cấp bằng chứng thực nghiệm để chỉ ra các điểm mạnh, điểm yếu và hạn chế của giảng viên các trường Cao đẳng nghề tại tỉnh Nghệ An về kỹ năng giám sát, bao gồm: kỹ năng kỹ thuật, kỹ năng quan hệ với mọi người, kỹ năng khái niệm và kỹ năng giảng dạy, bao gồm: kỹ năng sư phạm, kỹ năng tư vấn, kỹ năng quản lý lớp và kỹ năng đánh giá.

2. Các kỹ năng giám sát và kỹ năng giảng dạy của giảng viên các trường cao đẳng nghề nói chung được xếp ở mức độ “hài lòng”.

3. Số giảng viên của các trường cao đẳng nghề được đánh giá tốt và khá về năng lực chuyên môn tăng nhẹ trong các năm.

4. Có ít quan hệ tương quan giữa kỹ năng giám sát, kỹ năng giảng dạy và năng lực chuyên môn của giảng viên các trường cao đẳng nghề.

5. Luận án xây dựng và đề xuất chương trình tăng cường nhằm giúp giảng viên các trường cao đẳng ghề hạn chế, khắc phục những điểm yếu trong kỹ năng giám sát và kỹ năng giảng dạy.

  KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN BỎ NGỎ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

* Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

-     Các tiêu trí và câu hỏi điều tra có thể được sử dụng thường niên tại các trường cao đẳng nghề đã được nghiên cứu hoặc các trường cao đẳng nghề khác trên toàn quốc nhằm đánh giá được kỹ năng giám sát và kỹ năng giảng dạy hiện tại của đội ngũ giảng viên.

-     Giảng viên các trường cao đẳng nghề sẽ nhận thức được các loại kỹ năng giám sát và kỹ năng giảng dạy khác nhau có ảnh hưởng tới những thay đổi và chuyển biến quan trọng của nhà trường.

* Những vấn đề bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu:

-     Những nghiêu cứu thêm, sâu hơn về sự khác biệt về kỹ năng giám sát và kỹ năng giảng dạy khi các giảng viên trường cao đẳng nghề được nhóm theo thông tin về nhân khẩu (giới tính, độ tuổi, thâm niên công tác, bằng cấp…);

-     Một số khía cạnh cụ thể như khả năng sử dụng, thích ứng và liên quan của chương trình tăng cường có thể được thực hiện nghiên cứu thêm;

-     Các tham số khác liên quan đến kỹ năng giám sát và kỹ năng giảng dạy có thể được thực hiện tại các nghiên cứu tương tự trong tương lai.

 

INFORMATION OF DOCTORAL DISSERTATION

DEM. Candidate: Nguyen Truong Giang (River)

 

Research title: Supervisory, Instructional Skills and Professional Performance of Teachers in Vocational Colleges in Nghe An Province: Basis for Developing an Enhancement Program

Major: Educational Management

DEM. Candidate: Nguyen Truong Giang (River)

Training course: 2010 - 2014

Scientific supervisor: Dr. Apolonia A. Espinosa

Training location:  College of Agriculture and Forestry, Thai Nguyen University, Vietnam

Type of program: International joint training program on Doctor of Educational Management, between Thai Nguyen University - Vietnam and Southern Luzon State University - Philippines

Degree granting institution: Southern Luzon State University, Philippines

  THE NEW SCIENTIFIC FINDINGS

This dissertation was conducted to assess the supervisory and instructional skills of teachers in three vocational colleges at Nghe An Province. It also explores the relationships of the mentioned skills with the teachers’ professional performance so as to develop an enhancement program. Some of the findings are as follows:

1. The dissertation offers empirical evidence to indicate the current strengths, weaknesses of teachers in three vocational colleges at Nghe An Province in terms of supervisory skills, including: technical skills, human relation skills, conceptual skills; and instructional skills, including pedagogical skills, counseling skills, classroom management skills and assessment skills.

2. Both the supervisory and instructional skills of teachers fall in the “Satisfactory” category.

3. The number of teachers who gained excellent and good professional performance is slightly increasing every year in all the three respondent schools.

4. There is low/negligible association between the instructional and supervisory skills of teachers with that of the professional performance.

5. The dissertation develops and proposes an enhancement program to further develop and intensify the specific skills of supervisory and instructional skills at which the teachers are weak.

 

APPLICATION FEASIBILITY AND RECOMMENDATIONS FOR FURTHER STUDIES

* Application feasibility:

- The criteria and statements used in the research instrument can be applied to assess the level of supervisory and instructional skills of those vocational colleges annually and other vocational colleges as well.

- Teachers will be more aware of the different types of supervisory and instructional skills that would affect significant changes and improvements of the school.

* Recommendations for further studies:

- Studies on the differences between the levels of supervisory and instructional skills of the vocational college teachers when their demographic profiles such as age, gender, years of service, qualification… are considered.

- Specific dimensions such as usability, adaptability and relevance of the enhancement program may be conducted.

- Other parameters associated with the supervisory and instructional skills of teachers may be conducted in similar or parallel studies in the future.

Các bài liên quan