Thông tin luận án

Ngày 29-04-2014

Thông tin luận án của NCS Bùi Ngọc Tuấn

Tên đề tài luận án tiến sĩ: Sự thích hợp giữa năng lực của sinh viên tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin với nhu cầu của ngành công nghiệp.

Chuyên ngành: Quản lý Giáo dục.

Nghiên cứu sinh: Bùi Ngọc Tuấn

Khoá đào tạo: 2010 - 2014

Người hướng dẫn khoa học: TS. Conrado L.Abraham

Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên.

Cơ sở đào tạo: Chương trình liên kết đào tạo Tiến sĩ Quản lý Giáo dục giữa Đại học Thái Nguyên - Việt Nam và Đại học Tổng hợp Southern Luzon – Philippines.

Đơn vị cấp bằng:  Đại học tổng hợp Southern Luzon – Philippines.

NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN

1. Luận án cho thấy sự cần thiết phải đánh giá mức độ năng lực và sự hài lòng của sinh viên tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin Đại học Thái nguyên và nhu cầu đào tạo của của xã hội trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo để góp phần phấn đấu Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.

2. Luận án nghiên cứu, khảo sát thực tế đối với 344 sinh viên đã tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin Đại học Thái nguyên bao gồm các tiêu chí: Sự hài lòng của sinh viên về Kỹ năng; Phẩm chất và năng lực chuyên môn; Thái độ làm việc đã được đào tạo tại Trường. Đồng thời khảo sát thực tế đối với 144 đơn vị sử dụng lao động là các Bộ, Sở thông tin truyền thông các tỉnh, các doanh nghiệp đã sử dụng lao động là sinh viên tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin Đại học Thái nguyên với các tiêu chí đánh giá là: Kiển thức chuyên môn; Kỹ năng làm việc; Thái độ làm việc của cựu sinh viên đã tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin Đại học Thái nguyên.  

3. Luận án chỉ ra ba yếu tố ảnh hưởng đến việc đánh giá sự hài lòng của sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin Đại học Thái nguyên đối với chương trình đào tạo, có ý nghĩa thống kê ở mức P<0,01, bao gồm: (i) Sự hài lòng về kỹ năng và phẩm chất; (ii) Sự hài lòng về năng lực chuyên môn; (iii) Sự hài lòng về kỹ năng làm việc. Ngoài ra luận án cũng chỉ ra ba yếu tố  yêu cầu đánh giá của nhà tuyển dụng đối với sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin bao gồm: (a) Yêu cầu về kiến thức; (b) Yêu cầu về kỹ năng làm việc;  (c)  Yêu cầu thái độ làm việc.

4. Kết quả khảo sát các cựu sinh viên ngành công nghệ thông tin Đại học thái nguyên cho thấy sự hài lòng của sinh viên đều được đánh giá ở mức cao, cụ thể: (i) Về kỹ năng phẩm chất được đánh giá mức cao với giá trị trung bình là 3,75 (HI); (ii) Về năng lực chuyên môn được đánh giá mức cao với giá trị trung bình là 3,78 (HI); (iii) Về thái độ làm việc được đánh giá mức cao với giá trị trung bình là 3,58 (AS). Kết quả khảo sát của người sử dụng lao động đối với cựu sinh viên ngành công nghệ thông tin có kết quả như sau: (a) Kiến thức chuyên môn được đánh giá ở mức đạt tiêu chuẩn với giá trị trung bình là 3,19 (MS); (b) Kỹ năng làm việc được đánh giá ở mức trung bình với giá trị trung bình là 3,21 (MD); (c) Thái độ làm việc được đánh giá ở mức đạt tiêu chuẩn với giá trị trung bình là 2,99 (MS).

5. Mối tương quan giữa năng lực chuyên môn của sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin với kỹ năng phẩm chất có giá trị tương quan rất cao (0,93; P<0,05), mối tương quan giữa năng lực làm việc và kỹ năng phẩm chất cũng ở mức cao (0,88; P<0,05), ngoài ra mối tương quan giữa năng lực làm việc với năng lực chuyên môn ở mức cao (0,89; P<0,05).

KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẪN ĐỀ CÒN BỎ NGỎ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

* Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

- Kết quả nghiên cứu của luận án được tham khảo để Trường Đại học Công nghệ thông tin & Truyền thông Đại học Thái Nguyên đánh giá năng lực của sinh viên ngành Công nghệ thông tin, tìm hiểu yêu cầu đáp ứng khả năng làm việc của sinh tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin cho các nhà tuyển dụng.

- Các Trường thành viên của Đại học Thái Nguyên có thể tham khảo kết quả nghiên cứu này để đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, hình thức đào tạo, kiểm tra đánh giá năng lực của sinh viên để thu hẹp khoảng cách giữa năng lực của sinh viên tốt nghiệp và yêu cầu của nhà tuyển dụng.  

* Những vấn đề bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu:

-  Nghiên cứu sâu hơn với việc khảo sát trên địa bàn rộng bao gồm tất cả các tỉnh, thành trên cả nước và thực hiện quan sát tại nhiều thời điểm khác nhau trong một khoảng thời gian dài sẽ cho ra kết quả đánh giá một cách toàn diện về các yếu tố ảnh hưởng đến việc sự hài lòng của sinh viên và các yêu cầu của nhà tuyển dụng.

- Xây dựng bảng hỏi đa dạng hơn, thiết kế dữ liệu tối ưu để đánh giá cho kết quả nghiên cứu một cách sâu sắc hơn về tính chính xác, độ tin cậy đưa ra các khuyến cáo hữu ích hơn cho các nhà quản trị trường Đại học, giảng viên và sinh viên.

 

INFORMATION OF DOCTORAL DISSERTATION

DEM. Candidate: Bui Ngoc Tuan (Future)

Research title: Relevance of information tecnology graduates’ competencies to the industry needs.

Major: Educational Management.

Training course: 2010 – 2014

DEM. Candidate: Bui Ngoc Tuan (Future) 

Scientific supervisor: Dr. Conrado L.Abraham

Training location: College of Agriculture and Forestry, Thai Nguyen University, Vietnam.

Type of program: International joint training program on Doctor of Educational Management, between Thai Nguyen University - Viet Nam and Southern Luzon State University – Philippines.

Degree granting institution: Southern Luzon State University, Philippines.

THE NEW SCIENTIFIC FINDINGS

1. Dissertation suggests the need to assess the level of capacity and satisfaction of students graduated sectors information technology Thai Nguyen University and training needs of the society in the current period and the next year to strive to contributing Vietnam to become an industrialized country by 2020 modern.

2. Focused dissertation research, actual survey for the 344 students who graduatedsector in information technology Thai Nguyen University including of criteria: Student satisfaction about the skills; Qualities and professional ability; Work attitude has been trained at the school. At the same time the actual survey to 144 units employer is the Ministry, Department of Information and Communication provinces; Account of business have employers that graduates sector of information technology in Thai Nguyen University with evaluation criteria are: Professional knowledge; Professional skills; Work attitude of employees was a graduate sectors student in information technology Thai Nguyen University.

3. The dissertation points out three factors affecting to evaluate of student satisfaction graduated sector in Information Technology University Thai Nguyen for the training program for statistical significance at P<0.01, including: (i) The satisfaction about skills and qualities; (ii) The satisfaction about the professional capacity; (iii) The satisfaction about working skills. In addition; The dissertation also shows three elements of the evaluate requirements for recruiting graduates sector information technology include: (a) Knowledge requirement; (b) Requirements work skills; (c) Required work attitude.

4. Through surveys of graduates sectors of information technology Thai Nguyen University shows that student satisfaction were evaluated at a high level in particular: (i) The skills to assess the quality was high with average values ​​of 3.75 (HI); (ii) The professional capacity was assessed with a high average value is 3.78 (HI); (iii) The attitude was assessed with a high average value of 3.58 (AS). The survey results of employers for graduates sectors information technology with results as follows: (i) The expert knowledge was assessed at the standard average value 3,19 (MS); (ii) The work skills are assessed at an average rate of average value is 3.21 (MD); (iii) The attitude was assessed at the standard with an average value of 2.99 (MS).

5. The results of the dissertation also shows the relationship between the professional competence of graduates sector Information Technology with quality skills are worth very high correlation (0.93; P <0.05); The correlation between the capacity and skills to work well at high quality (0.88; P <0.05); In addition to the relationship between the ability to work with professional capabilities at a high level (0.89; P <0.05).

APPLICATION FEASIBILITY AND RECOMMENDATIONS FOR FURTHER STUDIES

* Application feasibility:

-  The result of researchare referenced to the school Information Technology & Communication - Thai Nguyen University of capacity assessment of student sector information technology; Find out the ability to meet the requirements of student work graduated sector in information Technology for employers.

-  The members of the School of Thai Nguyen University can refer to the results of this innovative research content; Curriculum training; Testing and assessment of student capacities to bridge the gap between capacity of graduates and the requirements of employers.

* Recommendations for further studies:

- Further research is carried out a further study to survey large areas covering all provinces and cities across the country and make observations at many different times during a long period of time will for evaluating the results of the comprehensive factors affecting student satisfaction and the requirements of employers.

-  Building more diverse questionnaire, designed to optimize data for evaluating research results more deeply about the accuracy, reliability make recommendations more useful for university to school administrators, faculty and students.

 

Các bài liên quan