Thông tin luận án
Ngày 05-05-2014
Thông tin luận án của NCS Hoàng Hồng Trang
Tên đề tài luận án: Kết nối nhà trường, gia đình và xã hội nhằm tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông tại Hà Nội
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Khoá đào tạo: 2009 - 2014
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Teresita V. Dela Cruz
Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên.
Cơ sở đào tạo: Chương trình liên kết đào tạo Tiến sĩ Quản lý giáo dục giữa Đại học Thái Nguyên - Việt Nam và Đại học Tổng hợp Southern Luzon – Philippines.
Đơn vị cấp bằng: Đại học Tổng hợp Southern Luzon – Philippines.
NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN
1. Chương trình giáo dục đạo đức phải được coi trọng như những môn học khác trong nhà trường để học sinh trung học phổ thông (16 đến 18 tuổi) đang trong lứa tuổi phát triển tâm sinh lý rất phức tạp và nhạy cảm,được giáo dục và định hướng một cách tổng hợp từ hành vi, lối sống, giá trị nhân văn, tình yêu, niềm tự hào về dân tộc và nhân loại.
2. Giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông không chỉ qua sách vở hoặc các hoạt động trong nhà trường mà còn phải phối hợp với các hoạt động ngoại khóa và những sinh hoạt trong cuộc sống thường nhật. Vì vậy công tác tổ chức giảng dạy cần được thay đổi và cải tiến nhằm giúp cho học sinh giỏi cả lý thuyết và thực hành.
3. Công tác đào tạo, bồi dưỡng và chính sách đãi ngộ giáo viên giảng dạy môn đạo đức cần phải được quan tâm hơn nữa từ phía Bộ giáo dục và đào tạo và các trường Đại học / Cao đẳng sư phạm. Nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy, cách thức tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức nên được chỉnh lý và cập nhật sau một thời gian nhất định nhằm làm cho chương trình đáp ứng và phù hợp với những chuẩn mực mới, yêu cầu mới và phát triển mới trong xã hội.
4. Mối liên kết giữa nhà trường, gia đình và xã hội đóng vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh; Do vậy, các nhà giáo dục, các nhà trường cần phải suy nghĩ, tìm tòi và đề xuất các biện pháp hữu hiệu và khả thi để kết nối các lực lượng này với nhau nhằm đẩy mạnh hơn nữa công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.
5. Các nhà trường cần phát huy hết sức vai trò chủ đạo của mình làm cho gia đình và xã hội hiểu rõ và ý thức hơn vai trò, trách nhiệm cũng như lợi ích của họ trong việc đồng tham gia giáo dục đạo đức cho con em mình.
6. Các nhà trường cần chủ động xây dựng các chương trình hoạt động ngoại khóa phù hợp để động viên ngày càng nhiều lực lượng gia đình, xã hội tham gia, góp sức thực hiện các chương trình giáo dục đạo đức cho học sinh.
KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẪN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
* Khả năng ứng dụng:
- Kết quả và những phát hiện trong luận án có thể được sử dụng làm tài liệu, thông tin tham khảo trong việc chỉnh lý và cập nhật các chương trình giáo dục đạo đức.
- Chương trình mẫu về hoạt động ngoại khóa trong luận án có thể được áp dụng ở những trường đã tham gia khảo sát hoặc thực hiện ở những trường thuộc các địa phương khác nhau với nội dung và chi phí phải phù hợp với chương trình giáo dục đạo đức và những điều kiện thực tế của từng địa phương .
- Nội dung của luận án có thể góp phần làm cho gia đình và xã hội hiểu rõ hơn về vai trò, trách nhiệm của mình trong giáo dục đạo đức cho học sinh. Các nhà trường có thể tận dụng kết quả của luận án để thiết kế các chương trình ngoại khóa nhằm tăng cường mối liên kết với các gia đình và xã hội.
* Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu:
- Các nghiên cứu tiếp theo về vấn đề này nếu tiến hành với sự tham gia của nhiều người làm việc ở nhiều ngành nghề và địa phương khác nhau thì có thể đưa ra những kết luận và phát hiện đáng tin cậy và thuyết phục hơn.
- Những nghiên cứu tiếp theo về giáo dục đạo đức không chỉ dừng lại ở một số trường đã tham gia mà cần được mở rộng đến các nhà trường khác, cấp học khác, các địa phương khác nhau trên cả nước để chúng ta có thể có được một bức tranh toàn cảnh về giáo dục đạo đức hiện nay.
- Đề tài này có thể được tiếp tục nghiên cứu với cách tiếp cận và phương pháp khác nhằm làm rõ thêm những vấn đề tác động đến chương trình giáo dục đạo đức trong các nhà trường ở Việt Nam.
INFORMATION OF DOCTORAL DISSERTATION
DEM. Candidate: Hoang Hong Trang (Moonlight)
Research title: Linking the School, Family and Society in Enhancing Moral Education Program for High School Students in Hanoi
Major: Educational Management
Training course: 2009 - 2014
Scientific supervisor: Prof. Dr. Teresita V. Dela Cruz
Training location: College of Agriculture and Forestry, Thai Nguyen University, Vietnam.
Type of program: International joint training program on Doctor of Educational Management, between Thai Nguyen University Vietnam and Southern Luzon State University – Philippines.
Degree granting institution: Southern Luzon State University, Philippines.
THE NEW SCIENTIFIC FINDINGS
1. The subject of moral education should be regarded as equally important as the other subjects. This is especially significant for high school students because they are (age from 16-18) in the complicated and sensitive development period of psychology and physiology. At this stage of behavior development, they need to be educated and guided comprehensively on behavior, lifestyles, the real value of human being, the kindness, the love, the pride of the country and the world as well.
2. The moral education for students of this age should not be confined only to text books or in-school activities, but it must be integrated with the out- school activities and social life. The current moral education program is too theoretical remains unchanged for a long time and lacks the practical skills and life event. Therefore the measures for implementing the moral education should be improved so that the students will be good at both theory and practice.
3. The training of the teachers and teaching method for moral education should be given more attention by the Ministry of Education and Training and the University, Colleges of education. The content of moral education in text book, the method of teaching may be revised and updated after a certain time so that it will be consistent with the new standards and the development of the society.
4. The linkage between the school with family and society plays an extremely important role in the moral education for students. But this linkage has not been quite evident and effective so far. Therefore the educators should think of and propose the measures to link these forces together in the implementation of moral education. Among many possible measures, the co-organization of the extra curriculum activities by the school, family and society would be the most effective and practical as suggested by many people.
5. Understanding the importance of the linkage with the family and society, the school should bring into full play to make the families and society aware of their roles, responsibilities and also their benefit in the implementation of moral education.
6. Being and working together in the moral education through extra- curriculum activities program, the school, family and society will be sure to have opportunities to enhance their linkage, thus making worthy contribution to educating and training the qualified younger generation for the countries. The school should take initiatives in designing the extra curriculum activities program so that they can mobilize as many families and social forces as possible.
APPLICATION FEASIBILITY AND RECOMMENDATIONS FOR FURTHER STUDIES
* Application feasibility:
- The results and the findings of this dissertation can be regarded as useful materials and information for reference to revise and update the moral education program.
- The sample moral education program of activities may be adopted by other schools on condition that the content of activities must be consistent with moral education program accordingly.
- The study can also contribute in making the family and society aware more of their roles and responsibilities in the moral education of their own children. The school may exploit the results of this study to design the extra curriculum activity program to enhance their linkage with the family and society.
* Recommendations for further studies:
- Future study may be conducted involving more participants from the different areas to achieve more reliable findings.
- Further study may be recommended for the implementation of the proposed moral education activity program not only in the local of this study but in other schools in the country in order to have a better picture of moral education at present.
- The same study may be conducted using other variables that may affect the implementation of the moral education program in Vietnam.