Thông tin luận án

Ngày 07-05-2014

Thông tin luận án của NCS Hà Văn Chiến

Tên đề tài luận án tiến sĩ: Đánh giá thực trạng chương trình đào tạo hệ vừa làm vừa học của Trường Đại học Nông Lâm: Cơ sở cho đổi mới chính sách và qui chế quản lý. 

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục 

Khóa đào tạo: 2009 – 2014 

Người hướng dẫn khoa học: TS. Apolonia Espinosa 

Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên

Cơ sở đào tạo: Chương trình liên kết đào tạo Tiến sĩ Quản lý Giáo dục giữa Đại học Thái Nguyên – Việt Nam và Đại học Tổng hợp Southern Luzon – Phillipines.

Đơn vị cấp bằng: Đại học Tổng hợp Southern Luzon – Phillipines.

NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN

  1. Kết quả nghiên cứu của luận án đã khẳng định công tác đào tạo hệ vừa vừa học đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, gắn liền với Chương trình nông thôn mới của các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc hiện nay và trong tương lai.
  2. Kết quả điều tra đánh giá cơ sở vật chất phục vụ đào tạo ở các cơ sở đào tạo tại các tỉnh cho thấy: Hầu hết các cơ sở đào tạo có thư viện và cơ sở vật chất phục vụ thực hành thực tập yếu kém, trang thiết bị phục vụ giảng dạy chưa đáp ứng phương pháp giảng dạy mới, phòng học ở nhiều cơ sở chưa đảm bảo môi trường sư phạm.
  3. Kết quả điều tra đánh giá công tác giảng dạy và học tập cho thấy: Tinh thần trách nhiệm của người thày đóng vai trò rất quan trọng; Các trường thường xuyên đánh giá nội dung bài giảng của giảng viên, tăng cường kiến thức và kỹ năng thực tế và định hướng nghề nghiệp cho giảng viên, tăng cường hướng dẫn sinh viên kiến thức và kỹ năng làm việc nhóm và giải quyết vấn đề; Cần phải xây dựng qui chế học sinh sinh viên riêng cho hệ vừa làm vừa học; Tăng cường kiểm tra đánh giá nhận thức của sinh viên, tăng cường công tác kiểm tra giám sát.
  4. Kết quả điều tra đánh giá Khung chương trình đào tạo đã chỉ ra: Khung chương trình đào tạo của Trường Đại học Nông Lâm bám sát nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Tuy nhiên, cần phát triển chương trình đào tạo linh hoạt hơn, gắn với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội riêng của từng địa phương. Bổ sung các môn học về kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp. Tăng thêm số lượng các môn học tự chọn nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của người học của từng địa phương khác nhau.
  5. Luận án đã khuyến cáo các cơ sở đào tạo cần phải xây dựng hệ thống thông tin phản hồi từ người sử dụng lao động, lãnh đạo các địa phương, các cựu sinh viên, trực tiếp từ các cơ sở liên kết và sinh viên.
  6. Kết quả nghiên cứu của luận án đã chỉ ra một số tiêu chí trong chính sách và qui chế đào tạo hiện nay không phù hợp với điều kiện thực tế của công tác đào tạo hệ vừa làm vửa học.

KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

 * Khả năng ứng dụng:

1.Các trường tham khảo kết quả luận án này để tăng cường công tác quản lý, nâng cao chất lượng đào tạo.

2. Các cơ sở đào tạo sử dụng kết quả luận án này để phát triển chương trình đào tạo đáp ứng kịp thời nhu cầu đào tạo cụ thể của các địa phương, tăng cường công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.

3. Các cấp quản lý có thẩm quyền tham khảo để xem xét và bổ sung các chính sách và qui chế quản lý phù hợp hơn với nhu cầu phát triển nguồn nhân lực tại các địa phương.

* Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu:

1. Nghiên cứu đánh giá vai trò và hiệu quả của chương trình đào tạo hệ vừa làm vừa học trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước.

2. Nghiên cứu xây dựng các chính sách và qui chế đào tạo mới cho công tác đào tạo hệ vừa làm vừa học phù hợp hơn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội hiện nay.

3. Xây dựng các chính sách xã hội, khuyến khích các hình thức tham gia hỗ trợ của các tổ chức xã hội dành cho hình thức đào tạo này, đặc biệt là các đối tượng người học ở các vùng xa, vùng cao, vùng còn nhiều khó khăn, biên giới và hải đảo.

INFORMATION OF DOCTORAL DISSERTATION

DEM. Candidate:  HA  VAN  CHIEN (Schumacher)

Research title: Status of training program management of part – time courses of TUAF: Basis for management regulation policies

Major: Educational Management

Training course: 2009 – 2014

Scientific supervisor: Dr. Apolonia Espinosa

Training location: College of Agriculture and Forestry, Thai Nguyen University, Vietnam

Type of program: International joint training program on Doctor of Educational Management between Thai Nguyen University – Viet Nam and Southern Luzon State University – Philippines.

Degree granting institution: Southern Luzon State University – Philippines.

 THE NEW SCIENTIFIC FINDINGS

1. The dissertation justified that part-time training programs play an important role of in the socio-economic development strategy, closely related with New Rural programs of Northern mountainous provinces at present and in the further.

2. Results of assessment investigations about training facilities in provincial training cooperative centers determined: Almost of cooperative training foundations have weak library and practical and experiment foundations, present teaching facilities cannot supply new teaching methodology needs, classroom in some training centers do not insurance pedagogic environment.  

3. Results of assessment investigations about teaching and learning activities determined: Teacher’s responsibility played very important role; Universities should often check and assess content of teacher’s lectures, improve practical knowledge and skills and job direction for teachers, conduction for students on group working knowledge and skills, problem solving; Should build up specific student’s regulation for part-time training courses; Improve testing assessment of student’s performance, monitoring check system.

4. Results of assessment investigations about curricula determined: Part-time training programs of TUAF were closely related to local socio-economic development demands, but it should be improved more flexible and closely related to specific socio-economic development demands in each province. Improve subjects of job’s knowledge and skills. Increase free selection subjects with aim to meet learner’s demands in different provinces.

5. Universities should build up feedback information system from employers, local leaders, alumni and direct line from cooperative training foundations and students.

6. Results of the research justified that some aspects of the present management regulation policies are not applicable with the present conditions of part-time training programs.

 APPLICATION FEASIBILITY AND RECOMMENDATIONS FOR FURTHER RESEARCH

 * Application feasibility:

1. Universities can use results of this research to improve training management, enhance training quality. 

2. Training foundations can use results of this research to develop training programs to meet specific training demands of provinces, improve training management for enhancing training quality.

3. Authority institutions research and add available management regulation policies to meet human resource development demands in the regions.

* Recommendations for further research:

1. Research assessment role and essentials of part-time training programs among socio-economic development, national security and defense strategies in the country.  

2. Research to build up new training regulation policies for part-time training programs to meet recent socio-economic development demands.

3. To build up social and support policies, encourage social institutions to participate in part-time training programs, especially for learners coming from ethnic people groups, remote and difficulty regions.

Các bài liên quan