Thông tin luận án
Ngày 07-05-2014
Thông tin luận án của NCS Nguyễn Tiến Tùng
Tên đề tài luận án: Biện pháp quản lý về hợp tác đào tạo nghề giữa các trường Cao đẳng và doanh nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc: Cơ sở cho việc cải thiện mối quan hệ giữa đào tạo nghề và ngành công nghiệp.
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Khoá đào tạo: 2010 - 2014
Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Tiến Tùng
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. WALBERTO A. MACARAAN
Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên
Cơ sở đào tạo: Chương trình liên kết đào tạo Tiến sĩ Quản lý giáo dục giữa Đại học Thái Nguyên, Việt Nam và Đại học Tổng hợp Southern Luzon, Philippines.
Đơn vị cấp bằng: Đại học tổng hợp Southern Luzon, Philippines.
NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN
Luận án đã xây dựng được khung nghiên cứu tăng cường hợp tác giữa trường Cao đẳng với Doanh nghiệp nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho các trường Cao đẳng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Luận án đã có những kết quả quan trọng sau:
- Luận án đã chỉ ra được mô hình, phương thức và mức độ hợp tác giữa các trường Cao đẳng ở Vĩnh Phúc và doanh nghiệp.
- Luận án đánh giá về các yếu tố có hiệu quả tích cực, những lợi ích mà các trường Cao đẳng và sinh viên nhận được từ sự hợp tác giữa các trường Cao đẳng với doanh nghiệp trong đào tạo.
- Luận án đánh giá về 7 yếu tố ảnh hưởng đến sự hợp tác giữa các trường đại học và doanh nghiệp, trong đó có những yếu tố đã được thực hiện tốt và những yếu tố cần phải được cải thiện, đó là: (1) Nhu cầu và năng lực của mỗi bên, (2) Năng lực của người đứng đầu, (3) Đặc điểm về sản xuất của doanh nghiệp; (4) Mục tiêu và nội dung của chương trình đào tạo; (5) Môi trường hợp tác, (6) Chính sách của nhà nước, và (7) Thông tin giữa các bên.
- Luận án cũng đánh giá về 15 hoạt động quản lý của các trường Cao đẳng Vĩnh Phúc để tăng cường sự hợp tác giữa các trường Cao đẳng và doanh nghiệp trong đào tạo, đó là: (1) Thiết lập Website để quảng cáo cho các trường cao đẳng, (2) Liên kết với các trung tâm giới thiệu việc làm; (3 ) Các nhà lãnh đạo của trường Cao đẳng thăm và thảo luận với các doanh nghiệp để trao đổi kinh nghiệm; (4) Thiết lập một bộ phận chuyên trách để tìm hiểu và đánh giá các thông tin về nhu cầu và đòi hỏi của doanh nghiệp; (5) Tăng cường quảng cáo cho năng lực đào tạo của trường cao đẳng, (6) Mời lãnh đạo doanh nghiệp, các chuyên gia, cựu sinh viên làm việc tại các doanh nghiệp nói chuyện với sinh viên; (7) Mời các chuyên gia công nghệ mới từ doanh nghiệp đến bồi dưỡng cho giáo viên; (8) Đề xuất với các cơ quan quản lý nhà nước để tạo ra cơ chế hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp; (9) Đưa giáo viên đến thăm và tham dự các khóa đào tạo trong việc áp dụng công nghệ mới tại doanh nghiệp; (10) Tranh thủ sự hỗ tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị học tập của các doanh nghiệp; (11) Mời đại diện của các doanh nghiệp tham gia vào xây dựng mục tiêu và nội dung chương trình giảng dạy; (12) Mục tiêu và nội dung của chương trình đào tạo gắn với yêu cầu của doanh nghiệp; (13) Khảo sát các nhà lãnh đạo, nhà quản lý và sinh viên đã tốt nghiệp làm việc trong các doanh nghiệp để có nghiên cứu hoặc dự báo về nhu cầu nhân lực của thị trường; (14) Bổ sung các thiết bị đào tạo, tài liệu học tập có nội dung phù hợp với thực tế sản xuất của các doanh nghiệp; và (15) Sử dụng tài liệu của doanh nghiệp làm tài liệu tham khảo cho sinh viên.
- Luận án chỉ ra có 9/15 hoạt động quản lý có sự khác biệt đáng kể và có 6/15 hoạt động quản lý không có sự khác biệt đáng kể trong nhận thức của hai nhóm (trường Cao đẳng và Doanh nghiệp) về sự hợp tác giữa các trường Cao đẳng và doanh nghiệp.
KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẪN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
- Lãnh đạo các trường Cao đẳng có thể tham khảo các biện pháp quản lý của luận án để tăng cường hợp tác với doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và cải thiện mối quan hệ giữa đào tạo nghề và ngành công nghiệp.
- Thông qua nghiên cứu này doanh nghiệp nhận thức rõ hơn về lợi ích và trách nhiệm của họ khi tham gia hợp tác với nhà trường.
Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu:
- Nghiên cứu sâu hơn, rộng hơn các yếu tố trong nội hàm việc hợp tác giữa trường Cao đẳng cũng như các cơ sở đào tạo nghề nghiệp khác với các doanh nghiệp.
- Xây dựng mô hình hợp tác tối ưu giữa cơ sở đào tạo nghề nghiệp với Doanh nghiệp trong điều kiện đặc thù của các địa phương.
INFORMATION OF DOCTORAL DISSERTATION
DEM. Candidate: Nguyễn Tiến Tùng (Trudy)
Research title: Management practices of vocational training partnerships between selected Colleges and Enterprises in Vinhphuc province: bases for improving the vocational training and industry relationships.
Major: Educational management.
DEM. Candidate: Nguyễn Tiến Tùng (Trudy)
Training course: 2010-2014
Scientific supervisor: Prof. Dr. WALBERTO A. MACARAAN
Training location: College of Agriculture and Forestry, Thai Nguyen University, Viet Nam.
Type of program: International joint training program on Doctor of Educational Management, between Thai Nguyen University - Viet Nam and Southern Luzon State University – Philippines.
Degree granting institution: Southern Luzon State University, Philippines.
THE NEW SCIENTIFIC FINDINGS
The research has built the framework for enhancing cooperation between the Colleges and Enterprises in Vinh Phuc province to improve the quality of vocational training. The research has found these important results:
- The dissertation found out the models, methods and levels of cooperation between Colleges and Enterprises in vocational training in Vinhphuc.
- The dissertation also assessed about elements that have the positive effectiveness and what advantages that colleges and students got from the cooperation between colleges and enterprises in training.
- The dissertation evaluated 7 factors that affect the cooperation between colleges and enterprises, in which factors may have done well and which factors need to be improved, they are: (1) Requirements and competence of each part; (2) Competency of the leader; (3) Characteristics of Enterprises’ manufacture; (4) Goal and content of training program; (5) Cooperation environment; (6) Policies of the Government; and (7) Information about each other.
- The dissertation assessed about 15 management activities of the Colleges in Vinhphuc to enhance cooperation between colleges and enterprises in training, they are: (1) Setting up a Website to advertise for the Colleges; (2) The linkage with job consultancy centers; (3) College’s leaders having visits or meetings with enterprises to exchange experience; (4) Establishing an in-charge department to find out and evaluate information on demands and requirements of Enterprises; (5) Strengthen advertisement for the training capacity of Colleges; (6) Inviting leaders, professionals, alumni working at enterprises to give a special talk; (7) Inviting experts of new technology application from Enterprises or outside to foster Colleges’s teachers; (8) Recommendations for state agencies to create cooperation mechanisms with Enterprises; (9) Sending teachers to visit and attend training course in applying new technology to meet requirements of Enterprises; (10) Enlisting finance, facilities, learning equipment of enterprises; (11) Inviting representatives from Enterprises to take part in building objectives and content of curriculum; (12) Objectives and content of the curriculum are close to requirements of Enterprises; (13) Making survey to leaders, managers, and graduates working in Enterprises to have research or predict on human resource of the market development; (14) Adding training equipment, learning materials which have suitable contents with reality manufacture of Enterprises; (15) and Use of enterprise’s documents as references for students.
- The dissertation also showed there are 9/15 management activities have significant difference and there are 6/15 management activities have no significant difference in perception of the two groups (Colleges and Enterprises) on cooperation between Colleges and Enterprises.
APPLICATION FEASIBILITY AND RECOMMEDATIONS FOR FURTHER STUDIES
Application feasibility:
- The college leaders may refer to the management measures of dissertation to strengthen their cooperation with enterprises aiming at enhancing the training quality and improving the vocational training and industry relationships.
- Through this research, enterprises are more clearly aware of their benefits and responsibilities when cooperating with colleges
Recommendation for further studies:
- Further and wider research on the inner elements in the cooperation between colleges as well as other vocational training institutions with enterprises.
- Building a optimal cooperation model between vocational training institutions with enterprises in the local’s characteristic conditions.