Thông tin luận án

Ngày 07-05-2014

Thông tin luận án của NCS Hoàng Văn Thành

Tên đề tài luận án tiến sĩ: Những yếu tố động lực dự báo hiệu suất thực hiện công việc của giáo viên trường Cao đẳng Sư phạm ở các tỉnh phía Bắc. Một chương trình đề xuất nâng cao.

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Nghiên cứu sinh: Hoàng Văn Thành

Khoá đào tạo: 2010 - 2014

Người hướng dẫn khoa học: TS. Ricaryl Catherine P. Cruz

Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên

Cơ sở đào tạo: Chương trình liên kết đào tạo Tiến sĩ Quản lý giáo dục giữa Đại học Thái Nguyên, Việt Nam và Đại học tổng hợp Southern Luzon, Philippines.

Đơn vị cấp bằng:  Đại học tổng hợp Southern Luzon, Philippines.

 

NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN

1. Số giáo viên được khảo sát ở các trường Cao đẳng Sư phạm ở các tỉnh vùng núi phía Bắc có bằng đại học chiếm 43,6 %, 76 % ở lứa tuổi từ 33 -44, nữ giới chiếm 62 %. Họ đều đã công tác được trên dưới 10 năm nhưng những nhu cầu về vật chất, sự an toàn, tình thương yêu, sự kính trọng và khả năng phát triển của họ chỉ đáp ứng ở mức 2/4 theo thang đo 4 mức độ của Likert, cần phải được cải thiện hơn nữa.

2. Sự thỏa mãn đối với các yếu tố động lực có sự khác nhau theo độ tuổi, năm công tác, bằng cấp, thu nhập hàng tháng của các giáo viên trong vùng này.

3. Hiệu quả thực hiện công việc của giáo viên trong vùng còn chưa cao, những giáo viên có sự hài lòng cao đối với các nhu cầu thì mức độ thực hiện công việc cũng đạt hiệu suất cao và ngược lại.

4. Những yếu tố động lực như: các nhu cầu về vật chất, sự yêu thương, lòng kính trọng, nhu cầu về phát triển cá nhân phân chia theo độ tuổi và giới tính là những yếu tố dự báo quan trọng quyết định từ 75 % đến 85 % mức độ thực hiện công việc của giáo viên trong vùng.

 

 KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẪN ĐỀ CÒN BỎ NGỎ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

* Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

-  Dựa trên kết quả của nghiên cứu này các nhà quản lý giáo dục ở các trường thấy rõ tầm quan trọng và trách nhiệm của mình trong việc đáp ứng tốt hơn các nhu cầu cho cán bộ giáo viên.

-  Các nhà quản lý giáo dục cũng có thể sử dụng phương pháp, công cụ và bảng câu hỏi của luận án để tiến hành đánh giá mức độ hài lòng về các nhu cầu và hiệu quả làm việc của giáo viên hàng năm. Từ đó đưa ra các giải pháp phát triển kịp thời, hiệu quả để nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường.

* Những vấn đề bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu:

-  Nghiên cứu rộng hơn để kiểm tra các mẫu lớn hơn của các nhóm tuổi hoặc nhóm làm việc, ngoài ra còn có thể xác định sự khác biệt nhu cầu về các yếu tố động lực và hiệu quả thực hiện công việc của giáo viên ở các vùng khác trên cả nước.

-  Nghiên cứu sâu hơn cũng nên tập trung vào các yếu tố động lực khác và hiệu suất công việc của giáo viên, cán bộ quản lý theo các cấp học cụ thể, chẳng hạn như từ giáo dục bậc học mầm non đến giáo dục bậc Đại học.

 

INFORMATION OF DOCTORAL DISSERTATION

DEM. Candidate: Hoang Van Thanh (Frank)

Research title: Motivational factors as predictors of Teachers’ job Performance in Colleges of Education of the Northern Provinces: A Proposed Enhancement Program.

Major: Educational Management

DEM. Candidate: Hoang Van Thanh (Frank)

Training course: 2010 - 2014

Scientific supervisor:  Dr. Ricaryl Catherine P. Cruz

Training location: College of Agriculture and Forestry, Thai Nguyen University, Vietnam

Type of program: International joint training program on Doctor of Educational Management between Thai Nguyen University, Viet Nam and Southern Luzon State University, Philippines.

Degree granting institution: Southern Luzon State University, Philippines.

THE NEW SCIENTIFIC FINDINGS

1. Teachers respondents in Colleges of Education of the Northern provinces have Bachelor’s degree qualification are 43,6 %, 76 % of the respondents are in the middle age from 33 to 44, 62 % of respondents are female teachers, they had stayed in their schools for a period of more than ten years and below but their physiological needs, safety needs, love & belongingness needs, esteem needs and self- actualization needs meet 2/4 according to 4 points in Likert scale, they are needs need to improve.

2. There are significant differences among the satisfaction in motivational factors according to age, length of experience, qualification and monthly income of the teachers in colleges of education in this region.

3. Teachers’ job performance in this region not gets high efficiency. When the needs of teachers are satisfying their job performance is high and vice versa.

4. The motivational factors and demographic characteristic; self-actualization needs, physiological needs, love & belongingness needs, age, Esteem needs and gender of teachers are significant predictors, they are determine from 75 % to 85 % of teachers’ job performance.

APPLICATION FEASIBILITY AND RECOMMENDATIONS FOR FURTHER STUDIES

* Application feasibility:

-  From the results of research, educational managers in colleges are more clearly aware of the importance and their responsibilities when improving better teachers’ satisfaction.

-  The Educational managers can also use methodology, instrument and questionnaire of the research to evaluate teachers’ satisfaction for their needs and their teaching job performance yearly. From that they can give timely, effectively development solutions in order to improve the quality of teaching and learning in colleges.

* Recommendations for further studies:

-  Further and wider research should examine a larger sample of age groups or group work, in addition to be able to identify the other differences in levels of motivational factors and teachers’ job performance in the whole country.

- Further and inner research should also focus on other motivational factors and teachers’ job performance or administrators’ job performance in specific levels, such as from primary to higher education.

Các bài liên quan